“Bệnh vẩy nến có lây không” là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc và giải tỏa lo lắng, Cẩm Nang Làm Đẹp xin chia sẻ đáp án chi tiết ở bài viết này.
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là bệnh mãn tính về da, khó chữa và dễ tái phát. Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến bao gồm:
Vẩy nến thường xuất hiện ở những vùng da như đầu gối, cùi chỏ, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực, đầu. Nếu không điều trị bệnh đúng cách, về lâu dài, bệnh vẩy nến có khả năng sẽ gây biến chứng lên tim mạch, thận, thậm chí là viêm dính khớp gây khó vận động. Khoảng 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng.
Bệnh vẩy nến có lây không?
Tổn thương da đặc trưng của bệnh vẩy nến là mảng màu đỏ, tróc vảy, nổi dát, tiết dịch mủ máu,… Điều đấy khiến chúng ta hay có định kiến và lo sợ rằng bệnh sẽ lây truyền cho người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, vẩy nến là bệnh ngoài da, không phải là bệnh truyền nhiễm nên được xác định là không lây qua tiếp xúc, sinh hoạt chung, ăn uống hay quan hệ tình dục. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nắm tay, ôm, dùng chung đồ đạc với người bị vẩy nến mà không cần lo lắng gì.
Người thân, bạn bè của bệnh nhân vẩy nến không nên kỳ thị, xa lánh mà hãy quan tâm, chăm sóc và an ủi để tinh thần người bệnh phấn chấn, bệnh sẽ dễ chữa khỏi hơn. Bởi tâm lý ảnh hưởng mật thiết đến căn bệnh này. Stress, lo âu, buồn chán có thể khiến bệnh trầm trọng hơn rất nhiều.
Mặc dù không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng người mắc bệnh có nguy cơ lây lan vẩy nến từ vùng da này sang vùng da khác của cơ thể. Đặc biệt, trong các giai đoạn khởi phát bệnh, nếu chúng ta thường xuyên gãi, làm vỡ mụn nước, vùng da vẩy nến có nguy cơ bội nhiễm và lây truyền rộng hơn. Do đó, người bị bệnh vẩy nến cần tuyệt đối tránh cào gãi, gỡ vẩy hoặc làm xước da.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi, bệnh vẩy nến có lây không, đó là bệnh này không lây truyền.
Bệnh vẩy nến có di truyền không?
Mặc dù vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng nó lại là bệnh mang yếu tố di truyền. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng, nếu bố hoặc mẹ đã từng bị vẩy nến thì nguy cơ con cái của họ mắc bệnh là rất cao (từ 10-40%).
Bởi vì bệnh vẩy nến di truyền, nên nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ đều mắc bệnh này, cần chăm sóc trẻ sơ sinh kỹ hơn. Giữ gìn vệ sinh cho bé, thường xuyên dưỡng ẩm, tránh để da khô hay trầy xước. Đồng thời, cần giữ vệ sinh môi trường sống, tránh khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc.
Điều trị bệnh vẩy nến như thế nào?
Hiện tại, vẫn chưa có tài liệu hay phương pháp để xác định chính xác lý do gây bệnh vẩy nến. Có thể bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân cộng gộp. Do đó, đầu tiên, sau khi phát hiện bệnh, cần tìm đến bệnh viện da liễu để tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Sau đó, tùy vào tình trạng của bệnh vẩy nến mà bác sĩ sẽ ra những phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc không kê toa, thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc đột ngột ngưng sử dụng thuốc theo toa.
- Xem thêm: Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh vẩy nến
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh vẩy nến, giữ cho da được sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống vệ sinh. Đồng thời, nên kết hợp ăn uống những thực phẩm lành mạnh, ăn trái cây, rau xanh để thuyên giảm bệnh.
Như vậy, sau khi biết được đáp án của câu hỏi “bệnh vẩy nến có lây không”, mọi người đã có thể yên tâm giúp bệnh nhân vẩy nến điều trị bệnh. Bởi câu trả lời chính là, bệnh vẩy nến không lây nhiễm.