Tỏi được sử dụng như một gia vị trong các món ăn của gia đình Việt, bởi mùi vị của nó làm kích thích vị giác, khiến cho người dùng cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, tỏi còn được biết đến với vai trò như là một chất kháng sinh mạnh, có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Vậy, ăn tỏi chữa viêm đường tiết niệu như thế nào cho hiệu quả? cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Công dụng của tỏi trong việc điều trị viêm đường tiết niệu
Ngoài được dùng để làm gia vị trong các món ăn, tỏi còn là một vị thuốc.
Trong tỏi có chứa chất kháng viêm, vì vậy có thể sử dụng tỏi để điều trị các bệnh viêm nhiễm.
Tỏi có chứa Allicin, Glycogen, Fitonxit có tính chống vi khuẩn không chỉ làm giảm các vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn loại bỏ được vi khuẩn gây ra bệnh, tiêu viêm, sát trùng. Đó chính là vi khuẩn E. Coli – nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu.
Tỏi có đặc tính kháng sinh tự nhiên, nâng cao hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp chữa lành tổn thương bên trong thận.
Nên ăn tỏi như thế nào để chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả?
Nhai tỏi trực tiếp
Chỉ với 3-4 tép tỏi thô mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu. Thực hiện bằng cách cho trực tiếp tỏi vào miệng, nhai và nuốt cả bã, nên dùng tỏi ta, tép nhỏ vì có chứa nhiều dưỡng chất hơn. Có nhiều tài liệu ghi chép lại có thể thái tỏi thành nhiều lát mỏng, để ngoài không khí 15 phút rồi nhai sẽ có tác dụng hơn.
Việc nhai tỏi thô giúp các thành phần hoạt chất truyền vào cơ thể qua máu chảy qua tĩnh mạch và động mạch. Thận là cơ quan hấp thụ và đi qua niệu đạo, bàng quang nơi vi khuẩn cư trú. Nên nhai tỏi trước khi đi ngủ, sau 3-4 ngày có thể thấy hiệu quả rõ rệt trong đường nước tiểu.
Trộn tỏi cùng với thức ăn, thực phẩm khác
Người bệnh có thể trộn tỏi cùng với bơ, dấm cùng với món salad để bổ sung thêm nhiều vitamin và tăng cường vị giác. Tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và làm giảm lượng vi khuẩn có hại. Việc ăn tỏi thường xuyên giúp kích thích tiêu hóa, giải độc, sát khuẩn, chữa viêm âm đạo,…
Ăn tỏi kèm với mật ong hoặc làm nước chấm,…
Nhiều người không thể ăn trực tiếp tỏi thô vì có mùi khó chịu, hăng gây khó ăn, cũng có nhiều trường hợp bị kích ứng với tỏi, ví dụ như với bệnh nhân đau dạ dày cần ngưng ăn tỏi trực tiếp vì bị kích thích dạ dày, thay vào đó cần chế biến tỏi sang dạng khác hoặc sử dụng tỏi đen, dấm tỏi thay cho tỏi tươi.
Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn việc tăng cường ăn tỏi có thể diệt trừ được vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu, là một trong những giải pháp phòng chống bệnh đường tiết niệu hiệu quả. Tuy nhiên, ăn tỏi không có nghĩa là có thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh mà chỉ xem như là phương pháp hỗ trợ, phòng ngừa cho người bệnh nhằm rút ngắn thời gian điều trị.
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc của nhiều người rằng ăn tỏi chữa viêm đường tiết niệu. Bạn muốn tham khảo thêm thông tin về viêm đường tiết niệu có thể xem tại đây
Thông tin liên hệ
Hệ thống nhà Thuốc Huy Mai
www.nhathuochuymai.vn
Địa chỉ: Số 58 Độc lập, Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương
SDT: 0865 248 299
Mail: cskh.nhathuochuymai@gmail.com