Món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương

Món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương

Yếu sinh lý là tình trạng suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiếu hụt kẽm và các nguyên tố vi lượng, do bệnh lý tại cơ quan sinh dục. Là nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng sinh sản và nguyên phát nhiều bệnh lý khác.

Theo đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép bổ thận. Các bài thuốc bổ thận, liệt dương, xuất tinh sớm… đều hướng tới điều này. Các đơn giản, hiệu quả nhất là sử dụng các món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương để tăng cường tinh lực.

Bài thuốc với hàu chủ đạo

Nguyên liệu: hàu 1kg, đại táo 10 quả, long cốt 30g, ngưu tất 15g, gừng tươi nửa củ, gia vị đủ dùng.

Cách làm: hàu rửa sạch luộc chín bỏ vỏ. Các vị thuốc trên rửa sạch cho vào túi vải sạch buộc kín miệng. Đổ nước vào sắc trong vòng 25 phút rồi lấy túi thuốc ra. Cuối cùng cho thịt hàu vào hầm thêm 15 phút cho hàu chín rồi lấy ra dùng nóng.

Tất cả các nguyên liệu này đều có tác dụng bổ thận, tàng tinh. Tương trợ lẫn nhau để tăng sinh khí cho người không thể xuất tinh, xuất tinh sớm, bất lực…

Tôm xào hẹ

Giống như hàu tôm nõn cũng có chứa rất nhiều kẽm, sắt, canxi… là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất tinh trùng và các hormone sinh dục. Chính vì thế các món ăn từ tôm rất tốt cho sinh lý lại ngon miệng

Nguyên liệu: nõn tom 200g, rau hẹ 200g.

Cách làm dùng dầu vừng xào lửa to xào tôm nõn chung với hành tỏi băm cho thơm. Cho thêm gia vị cho thấm vào tôm. Khi tôm chín cho thêm lá hẹ xào qua đến khi lá hẹ vừa chín tới là dùng được. Các loại rau, rau thơm khi được chế biến kỹ qua nhiệt độ cao hầu hết sẽ bị mất dược tính chữa bệnh. Chính vì thế người ta thường chỉ lấy lá hẹ xay lấy nước uống là tốt nhất.

Rau mồng tơi hầm xương heo

Rau mồng tơi, đậu nành, đậu phộng mỗi thứ một nắm. Bỏ chung các loại hạt với xương ống heo 500g cho tất cả vào nồi áp suất hầm kỹ tầm 2 tiếng. Đến khi mọi thứ đã mềm thì cho rau mồng tơi đảo sơ rồi lấy ra sử dụng.

Mồng tơi theo đông y có tính mát đi vào gan, thận và có tác dụng nhuận trường. Ăn mồng tơi giúp thận giải độc và làm việc hiệu quả từ đó sinh tinh lực. Do tính mát mạnh nên khi chế biến thường nấu chung với thịt động vật để trung hòa lẫn nhau. Ngoài ra mồng tơi còn chứa nhiều vitamin C, E và một ít khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nấm rơm hầm dục lợn

Nấm rơm được đông y cho là có tính mát, vi ngọt có tác dụng bổ tỳ, ích khí và hạ huyết áp rất tốt. Có một vài loại nấm có tác dụng chữa bệnh thận rất tốt đó chính là nấm ngọc cẩu ngâm rượu. Nấm rơm có tính mát hầm với dục lợn sẽ rất tốt cho các tạng trong cơ thể từ đó kích thích các hoạt động tình dục.

Chế biến: 200g nấm rơm, 250g dục lợn, gừng 2 lát mỏng.

Cho dục lợn rửa sạch hầm chung với 2 lát gừng cho thêm các gia vị cho thơm. Khi bầu dục đã được hầm chín thì cho tất cả nấm rơm vào đến khi nấm mềm thì lấy ra dụng. Ăn thường xuyên món này giúp bổ huyết, ích khí, dưỡng tinh rất tốt cho hoạt động sinh dục nam giới.

Thận dê hầm nhục thung dung

Nhục thung dung là vị thuốc đông y nổi tiếng góp mặt ở nhiều bài thuốc bổ thận tráng dương. Nhục thung dung ở Việt Nam ít trồng được nên chủ yếu nhập khẩu từ Trung Hoa. Có thể dùng nhục thung dung để sắc thuốc hoặc ngâm rượu chữa yếu sinh lý. ít ai biết nhục thung dung nấu chung với các loại thịt cũng rất bổ dưỡng.

Cách làm: thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào. Đổ nước vừa phải hầm cách thủy 1 tiếng. Món ăn có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, tráng dương. Ai vị thận yếu biểu hiện là đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều thì nên ăn món này. Mỗi 2 ngày 1 lần kiên trì ăn trong 1 tháng sẽ thấy tác dụng.

Bài viết liên quan: