Thường xuyên đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống nên làm gì

Thường xuyên bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng bất thường, người bệnh nên cẩn thận. Bởi đây có thể là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo khớp xương có vấn đề.

Đau khớp gối đứng lên ngồi xuống dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Người bình thường khi đứng lên ngồi xuống thường không có bất kỳ biểu hiện đau nhức. Tuy nhiên, nếu đứng lên và ngồi xuống gây đau khớp gối, đây có thể là triệu chứng bất thường. Người bệnh nên chú ý theo dõi, bởi biểu hiện đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu của căn bệnh xương khớp nào đó. Chẳng hạn như:

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phần xương sụn và đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối bị hư hỏng do xương khớp bị lão hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng các khớp xương va chạm vào nhau khi di chuyển hoặc đứng lên ngồi xuống, gây đau nhức.

Ban đầu đau chỉ ở mức độ nhẹ, âm ỉ nhưng về lâu dài, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng đau nhức tăng lên dữ dội, cản trở quá trình vận động. Thậm chí trong nhiều trường hợp bệnh nặng, khớp gối có thể bị biến dạng, teo cơ và gây bại liệt.

2. Bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng viêm nhiễm ở khớp gối gây đau nhức và tê buốt. Người bệnh có thể cảm thấy đau ngay cả khi không hoạt động. Nguyên nhân gây viêm khớp gối có thể là do khớp gối bị chấn thương hoặc do viêm khớp gối tràn dịch hoặc do lão hóa xương khớp,…

Theo các chuyên gia xương khớp, không phải ai bị viêm khớp gối cũng đều gặp phải những hệ lụy nghiệm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không tiến hành chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng ở khớp đầu gối, thậm chí nặng hơn có thể gây bại liệt chân.

3. Bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong là một dạng của viêm khớp gây đau và sưng đỏ ở các khớp. Bệnh xảy ra khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin dẫn đến một lượng lớn acid uric tích tụ trong máu và gây viêm.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh gout là tình trạng đau nhức xuất hiện đột ngột vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu và mất ngủ. Bệnh có thể trị được nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đề ra.

4. Bệnh tràn dịch khớp gối

Bệnh tràn dịch khớp gối là hiện tượng chất lỏng hoạt dịch dư thừa và tích tụ nhiều trong khớp gối hoặc các bộ phận xung quanh khớp. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh tràn dịch khớp gối vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh xảy ra có thể là do chấn thương dây chằng đầu gối, các bệnh lý liên quan đến khớp xương hoặc do nhiễm trùng.

Bệnh tràn dịch khớp gối thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 55 trở lên, người vận động nặng hoặc thường xuyên chơi thể thao.

Tràn dịch khớp gối thường gây sưng, cứng khớp và đau. Và các triệu chứng này sẽ không tự khỏi nếu người bệnh không can thiệp phương pháp điều trị y khoa. Một vài biến chứng thường gặp của tràn dịch khớp gối như khớp bị tê cứng gây khó khăn trong việc vận động, nặng hơn các khớp có thể bị phá hủy. Vì vậy, bệnh nhân cần phát hiện và điều trị sớm.

5. Bệnh khô khớp gối

Khác với bệnh tràn dịch khớp gối, khô khớp gối là hiện tượng chất lỏng bôi trơn giữa các khớp xương được điều tiết quá ít dẫn đến sự ma sát giữa xương sụn với các khớp xương giảm dần, gây đau. Nhìn chung, căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do cơ thể tổng hợp hoạt chất Glucosamine giảm.

Đối với bệnh khô khớp gối, người bệnh chỉ cần bổ sung thực phẩm giàu chất glucosamine như thịt bò, gà, vịt, thủy hải sản,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng viên uống chứa Glucosamine để giúp cân bằng thành phần trong cơ thể, hỗ trợ giảm đau ở đầu gối.