Cùng với việc tập luyện thể lực và sử dụng thuốc, chế độ ăn đóng góp một vai trò rất lớn trong kiểm soát bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), luôn là chỉ định đầu tiên trong kế hoạch điều trị bệnh.
Chế độ ăn cho người ĐTĐ không phải là một chế độ ăn kiêng, người bệnh không phải kiêng tuyệt đối một loại thực phẩm nào đó mà vấn đề là ăn như thế nào? Ăn bao nhiều và ăn khi nào? Thực hiện chế độ ăn tốt trong ĐTĐ không khác ngoài một chế độ ăn lành mạnh có thể áp dụng cho tất cả mọi người muốn có một sức khỏe tốt. Không có một chế độ ăn duy nhất nào phù hợp với mọi bệnh nhân ĐTĐ vì cần phải linh hoạt điều chỉnh cho từng đối tượng tùy thuộc tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng bệnh, sở thích… Tuy nhiên có những nguyên tắc mà người bệnh cần biết để áp dụng linh hoạt cho bản thân.
1. Tại sao người ĐTĐ cần chế độ ăn uống hợp lý?
Giúp cho đường huyết ổn định, càng gần mức bình thường càng tốt.
Tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
2. Thế nào là chế độ ăn uống lành mạnh?
Đảm bảo đủ và cân đối về năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu tăng trưởng phát triển và duy trì sức khỏe.
Tính đến hoạt động thể lực hằng ngày cho mỗi cá nhân.
Thỏa mãn các yếu tố tâm lý, kinh tế và xã hội của người bệnh.
Linh hoạt và đa dạng.
Giúp kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu.
Duy trì cân nặng ở mức cho phép.
3. Người ĐTĐ nên ăn như thế nào?
Ăn đúng giờ mỗi ngày, không bỏ bữa.
Có thể chia nhiều bữa nhỏ nhưng không ăn vặt, số lượng bữa /ngày.
Ăn cùng một lượng mỗi ngày.
Ăn cùng một lượng chất bột đường mỗi bữa.
Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm mỗi ngày, mỗi bữa.
4. Lựa chọn thông minh trong ăn uống
Lựa chọn thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn nhiều đạm có nguồn gốc thực vật, ít chất béo.
Chế biến thực phẩm chú trọng luộc, hấp, áp chảo, hạn chế chiên, xào. Sử dụng các loại gia vị và nước xốt ít béo, ít muối và đường. Ăn trái cây nguyên quả, không ép nước.
BS.CK Lâm Huyền Trang
Chuyên khoa Nội tiết, Y – Nha khoa Vạn Phước
Hộ tạng đường hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường (biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh).
+ Hỗ trợ điều hòa đường huyết.
+ Giảm cholesterol máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp, chống oxy hóa.
+ Giúp hỗ trợ điều trị biến chứng, làm chậm tiến triển của biến chứng