[Hỏi đáp cùng chuyên gia] Vai trò của Astaxanthin trong chống lão hóa da

Hiện nay một thành phần chống lão hóa được nhiều chị em quan tâm, đi kèm đó là những thắc mắc không nhỏ. Không biết Astaxanthin là gì? Astaxanthin có gây hại hay ảnh hưởng gì không? Và muốn bổ sung thì dùng như thế nào? Hôm nay câm nang làm đẹp sẽ giải đáp cho các bạn dưới sự tư vấn của chuyên gia da liễu Trần Ngọc Ánh nhé!

Phụ nữ hiện đại thường áp dụng các phương pháp trẻ hóa da để có vẻ ngoài tươi trẻ. Tuy nhiên, chị em thường chọn cách chăm sóc ngoài da hay can thiệp thẩm mỹ mà bỏ quên ngăn ngừa lão hóa từ bên trong. Tiến sĩ Trần Ngọc Ánh sẽ chia sẻ về tiến trình chống oxy hóa, các giải pháp chống lão hóa và hoạt chất giúp chị em duy trì thanh xuân.

              Tiến sĩ – chuyên gia da liễu Trần Ngọc Ánh

Q: Tiến sĩ có thể giải thích về tiến trình oxy hóa của cơ thể?

A: Lão hóa là quy luật tự nhiên, các tế bào trong cơ thể thoái hóa thành các gốc tự do thông qua quá trình oxy hoá. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định, mang một số lẻ electron, đang thiếu một electron để trở thành phân tử hoàn chỉnh. Chúng được tạo ra thông qua các quá trình chuyển hóa bình thường (như tiêu hóa), đồng thời xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, phóng xạ, khói thuốc. Chúng gây tổn hại tế bào và quá trình lão hoá. Chất chống oxy hóa đối lập với các gốc tự do. Khi cho đi một electron, chúng sẽ vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn nó làm hỏng các tế bào.

Q: Tác hại của gốc tự do với cơ thể và làn da?

A:  Theo các nhà khoa học, gốc tự do là thủ phạm gây ra hơn 60 bệnh, trong đó có xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan… Chúng còn khiến da lão hóa nhanh chóng, với các dấu hiệu điển hình sau:

Vết đồi mồi, sạm nám: do tế bào hắc tố nằm dưới da liên tục sản sinh những sắc tố sậm màu, dẫn đến xuất hiện các đốm nâu hoặc biểu hiện của cháy nắng. Ngoài ra, tiếp xúc với tia tử ngoại cũng làm gia tăng melanin trong da.

Vết chân chim: là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết của tiến trình lão hóa. Các chuyển động da hàng ngày như cười, tiếp xúc với màn hình máy tính, uống cà phê quá nhiều tạo nên các vết chân chim và vết nhăn gần miệng.

Da chùng nhão kém săn chắc: dấu hiệu lão hóa da thông thường này diễn ra do trọng lực và tiếp xúc quá nhiều với tia UV. Da mất dần thể tích và mật độ, từ đó hình thành nếp nhăn ở hàm dưới, giữa trán và miệng.

Da khô: người lớn tuổi thường bị khô da và ngứa do tuyến dầu lẫn mồ hôi suy giảm, khiến da không được cấp ẩm, gây khô và thô ráp, sần sùi.

Gốc tự do sẽ được cân bằng hoặc bị bất hoạt bởi chất chống oxy hóa.

Xem thêm: Kem tẩy tế bào chết được ưa chuộng nhất hiện nay

Q: Tiến sĩ có thể chia sẻ về nguồn chất chống oxy hóa?

A: Các chống oxy hóa tốt nhất là thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, gồm: vitamin A (từ sữa, trứng và gan), vitamin C (các loại trái cây, nhất là quả mọng, cam và ớt chuông), vitamin E (các loại hạt, dầu thực vật, rau lá xanh), beta-carotene (trái cây, rau củ có màu sắc rực rỡ như cà rốt, đậu Hà Lan, cải bó xôi và xoài), lycopene (thực vật màu hồng và đỏ như cà chua và dưa hấu). Chất oxy hóa còn có lutein (rau xanh, lá, ngô, đu đủ và cam), selenium (gạo, ngô, lúa mì và các loại ngũ cốc khác…). Bên cạnh đó, dưỡng chất được rất nhiều nhà khoa học đánh giá cao là astaxanthin.

Q: Astaxanthin là gì và có trong thực phẩm nào thưa bác sĩ?

A: Astaxanthin là carotenoids – các sắc tố có màu đỏ thẫm và tìm thấy ở sinh vật biển như cá hồi, tôm, trứng cá, tảo… Động vật và cả con người không thể tự tổng hợp được astaxanthin mà cần bổ sung nhờ chế độ ăn giàu hoạt chất này.

Q:  Tiến sĩ có thể chia sẻ thêm về tác dụng chống oxy hóa của astaxanthin?

A: Trong 730 carotenoids, astaxanthin là chất chống oxy hóa độc đáo và mạnh, có thể bảo vệ cơ thể, dọn dẹp các gốc tự do, tăng cường độ ẩm và ngừa tác hại của tia UV.Ngoài ra, astaxanthin còn có nhiều công dụng với cơ thể như: tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm Triglycerid, tăng HDL, giảm quá trình oxy hóa LDL cholesterol, hạ huyết áp; cải thiện chức năng thị lực và giảm các triệu chứng mỏi mắt; cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi…

Không chỉ mang lợi ích cho sức khỏe, astaxanthin còn tác động lên tất cả tầng cấu trúc da, vừa bổ sung dưỡng chất, vừa bảo vệ tế bào da gồm:

  • Lớp sừng (loại bỏ lớp sừng khô ráp).
  • Lớp biểu bì (ức chế sự gia tăng hắc tố melanin quá mức của melanocytes từ lớp đáy thượng bì).
  • Lớp trung bì (tăng tính toàn vẹn của nguyên bào sợi và collagen, hạn chế hình thành đường nhăn mãnh và nếp nhăn trên khuôn mặt).
  • Lớp hạ bì (cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô và tế bào da)

Q: Bác sĩ chia sẻ con số cụ thể về khả năng chống oxy hóa của hoạt chất astaxanthin?

A: Để chúng ta dễ hình dung, dễ hiểu, các nhà khoa học đã chỉ ra: astaxanthin chống oxy gấp 6.000 lần vitamin C, gấp 1.000 lần Vitamin E và gấp 800 lần Coengym Q10

Trong các họ Carotenoid, astaxanthin có 13 liên kết đôi nên có tính chống oxy hóa cao nhất. Beta-carotene, lycopene hoặc các nhóm carotenoids hoạt động theo một cách khác astaxanthin. Những chất này phản ứng với oxy hoạt hóa và biến thành phức hợp chống oxy hóa, còn gọi là tiền chất oxy hóa. Mặt khác, astaxanthin hấp thụ năng lượng oxy hoạt hóa, biến đổi thành dạng oxy bền vững. Năng lượng dư thừa sau đó được giải phóng dưới dạng nhiệt vô hại. Đây là quá trình vật lý, khác với phản ứng hóa học tạo tiền chất oxy hóa.

Tính độc đáo của astaxanthin là cấu trúc hóa học của nó và vị trí trong tế bào có ba điểm chính: lượng liên kết đôi cao nhất; cấu trúc phospholipid kép giữ nguyên tử oxy hoạt động; oxy hoạt tính không tạo thành tiền chất oxy hóa.

Astaxanthin đi sâu vào mọi tế bào cơ thể và củng cố khả năng chống oxy hóa, từ đó cải thiện sức khoẻ, astaxanthin cũng dung nạp tốt với cơ thể. Lúc bắt đầu, có thể dùng khoảng 4-8 mg mỗi ngày và liên tục trong 6 tuần.

Hy vọng những chia sẽ của chuyên gia da liễn Ngọc Ánh sẽ giúp bạn có những cái nhìn chính xác hơn để chăm sóc và bảo vệ làn da của mình.

Xem thêm: Những sai lầm khi dưỡng da vào ban đêm mà bạn nên biết