Trong thời đại y học phát triển như ngày nay, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các bà mẹ. Bởi căn bệnh có thể chữa khỏi dễ dàng nếu các bạn điều trị đúng cách. Nhưng đầu tiên, phải biết về bản chất của căn bệnh là gì. Hãy cùng Cẩm Nang Làm Đẹp tìm hiểu nhé.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một hình thức của bệnh chàm. Được biểu hiện qua tình trạng da viêm dị ứng nổi mẩn đỏ do cơ địa rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh. Bệnh thường xuất hiện ở da mặt và đầu, sau đó lan rộng ra các vùng khác như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, …
Theo thông kê, có khoảng 65% trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh này. Nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm và đến tầm 5 – 7 tuổi thì 90% trẻ có thể chữa khỏi. Chỉ một số ít bé phát triển bệnh dai dẳng đến tuổi trưởng thành.
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh ban đầu là nổi các hạt mụn đỏ, mụn nước, rồi vỡ ra, hình thành da khô, dày và nổi vảy. Chữa bệnh không đúng cách hoặc cào gãi vết chàm có thể khiến da đóng vảy dày, sẫm màu rất mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cũng giống như bệnh chàm ở người lớn, đều là bệnh không lây nhiễm, nhưng gây ngứa ngáy rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khỏe nên cần điều trị đúng cách để tránh những biến chứng về sau.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị viêm da cơ địa
1. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cơ thể trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu nên khi chữa bệnh cần cẩn thận tuân thủ nhiều quy định. Khi nhận ra con bị viêm da cơ địa, nên lập tức tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bà mẹ tuyệt đối không tự thoa thuốc ở nhà để tránh chữa sai cách mà phản tác dụng, gây bội nhiễm, bệnh tình nghiêm trọng hơn.
2. Chế độ ăn uống
Trường hợp mẹ mắc bệnh chàm hoặc các bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao di truyền viêm da cơ địa, nên cần tránh bú sữa mẹ để hạn chế sự phát bệnh. Người ta cũng cho rằng, những bà mẹ thường ăn bơ thực vật, dầu thực vật và trái cây có múi trong 4 tuần cuối thai kỳ thường sinh ra trẻ dễ bị viêm da cơ địa hơn bình thường. Do đó các mẹ cần cẩn trọng với các thực phẩm này nếu đang mang thai.
Trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ nên đặc biệt lưu ý tránh những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản và đồ cay nóng, đồ uống có cồn, …. Nếu trẻ trên 6 tháng, bắt đầu biết ăn dặm thì cần bổ sung nhiều rau, củ trong bữa ăn như bơ, khoai tây, rau cải mầm, súp lơ, … Đồng thời cần kiêng tôm, cua, ghẹ, trứng, các loại đậu, …
2. Quần áo
Tã lót hoặc quần áo dùng cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa rất cần được chú trọng. Tùy vào thời tiết nóng hay lạnh mà cần có sự thay đổi phù hợp. Chú ý cho trẻ mặc thoải mái, dùng vải cotton thấm hút mồ hôi, và tránh các quần áo bằng vải lông hoặc nhung cũng như các chất liệu dễ gây kích ứng da. Nếu vào mùa đông, trời mưa hoặc lạnh, có thể mặc nhiều lớp cho trẻ thay vì đồ bông, len dễ ngứa. Ngoài ra, chăn gối đệm của trẻ cũng cần giặt giũ sạch sẽ, phơi nắng, giữ khô ráo và không có mùi hôi.
3. Tắm rửa cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề tắm rửa. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng để tắm vì sẽ khiến da khô, dễ bong tróc và tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn. Đồng thời, tránh dùng hóa chất như sữa tắm, dầu gội đầu hay xà phòng để tắm cho bé. Các bà mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian, theo chỉ dẫn của bác sĩ Đông y hoặc Y học cổ truyền để dùng nước lá, nước thảo mộc tắm gội cho bé.
Khi tắm xong, các bà mẹ nên nhẹ nhàng lau khô người cho bé bằng khăn mềm. Sau đó, thoa lên vùng da bị chàm một ít tinh dầu dưỡng ẩm như dầu dừa, ô liu, oải hương hay thuốc mỡ để làm mềm da, giảm ngứa và kháng khuẩn.
4. Ngăn trầy xước da
Các bé có thể không ý thức được căn bệnh nên dễ gãi, cào vùng da bị ngứa kể cả lúc thức hay ngủ. Để tránh tình trạng vết chàm lở loét nghiêm trọng do gãi thì các bà mẹ nên cắt gọn móng tay của trẻ, không để dài. Đồng thời nên đeo găng tay vải (không ngón) cho trẻ để hạn chế hành động này.
5. Môi trường sống
Các bạn cần giữ cho môi trường sống sạch sẽ, phòng ở thông thoáng, không nuôi thú cưng, không trồng cây có hoa nhiều phấn. Nếu thời tiết quá hanh khô và nóng thì cần máy tạo độ ẩm cho phòng. Đặc biệt phải giữ các bé ở nơi không có khói bụi ô nhiễm hay khói thuốc lá, dễ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh.
Với những chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng phần nào giúp các bạn hiểu được viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh như thế nào. Mong rằng các bà mẹ đủ tỉnh táo, kiên nhẫn và cẩn thận giúp con trẻ vượt qua khỏi căn bệnh khó chịu này.
Xem thêm: