Mẹ béo phì hoặc thừa cân có thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non. Với cách giảm cân cho bà bầu dưới đâ y sẽ giúp duy trì cân nặng phù hợp, giúp thai nhi khỏe mạnh. Để hiểu rõ thêm, mời bạn tham khảo Cách giảm cân cho bà bầu an toàn không ảnh hưởng đến thai nhi dưới đây.
Ăn chậm nhai kỹ để no lâu hơn
– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày.
– Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.
Chia nhỏ bữa ăn
– Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của bạn trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi.
– Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.
Giảm lượng đồ ăn vặt
– Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của bạn tăng nhanh chóng dù vậy chúng lại không mang lại nhiều calo cho cơ thể.
– Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ, đau lưng, khó thở vì vậy chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Không nên quan niệm ăn cho hai người
– Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con.
– Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng lên không ngờ đấy.
Uống đủ nước giúp giảm cơn đói
– Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Thể dục cũng là một phần quan trọng trong quá trình giảm cân khi không mang thai, và nó cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mức cân nặng lành mạnh khi có bầu. Những bà bầu khoẻ mạnh nên tập ít nhất 2 giờ 30 phút với những bài tập nhẹ nhàng mỗi tuần.
- Thể dục cũng làm giảm đau trong quá trình mang thai, cải thiện giấc ngủ, điều hoà cảm xúc và làm giảm nguy cơ biến chứng. Nó cũng giúp bạn giảm cân dễ hơn sau khi sinh.
- Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kì một chế độ luyện tập nào. Ngừng luyện tập ngay nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo hoặc vỡ ối sớm.
- Các bài tập tốt bao gồm những bài tập ít phải vận động nặng như đi bộ, bơi lội, nhảy múa và đạp xe.
- Tránh những hoạt động khiến bạn phải gồng cơ bụng như kickboxing hoặc bóng rổ. Bạn cũng nên tránh các hoạt động có nguy cơ dễ gặp tai nạn như cưỡi ngựa. Không lặn với bình khí ép vì nó có thể gây ra hiện tượng nổi bong bóng trong máu của thai nhi.