Ở mức độ nhẹ, tình trạng thiếu máu có thể được cải thiện đáng kể nhờ vào việc bổ sung chất dinh dưỡng có trong hoa quả. Vậy người bị thiếu máu nên ăn trái cây bổ máu gì để cải thiện sức khỏe và nhanh chóng hồi phục?
Thiếu máu là một trong những rối loạn máu quen thuộc nhất. Khi bị thiếu máu, có nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu trong máu của bạn ít hơn bình thường. Nó cũng có nghĩa là nồng độ hemoglobin trong máu ở mức thấp.
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu, huyết sắc tố (hemoglobin) hoặc sắt trong máu ít hơn bình thường. Điều này có nghĩa là các bộ phận trong cơ thể bạn sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết, từ đó dẫn đến rối loạn chức năng. Nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu, bao gồm thiếu sắt, thiếu axit folic, chấn thương mất máu nhiều, xuất huyết nội…
Các dấu hiệu thiếu máu bạn cần lưu ý bao gồm:
- Khó thở không rõ nguyên nhân
- Nhịp tim đập không đều
- Thèm ăn thứ không phải là thức ăn
- Đau đầu đi kèm chóng mặt
- Suy nhược cơ thể
- Cảm thấy đau ngực
- Chân không yên
- Móng tay chân dễ gãy
- Cảm thấy lạnh tay chân
- Da xanh xao và nhợt nhạt
Đối với các tình trạng thiếu máu nhẹ, bạn có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh nhờ thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả bổ máu. Hoa quả bổ máu gồm những loại nào là câu hỏi thường được nhiều người bệnh quan tâm vì hầu hết tình trạng thiếu máu là do thiếu sắt. Để cơ thể hấp thu được chất sắt đầy đủ, bạn cần có sự hỗ trợ của các chất dinh dưỡng trong nhiều loại hoa quả khác nhau.
Thiếu máu là gì?
Hemoglobin là protein, hiện diện trong tế bào máu của bạn, giúp chuyên chở oxy đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Có thể có nhiều nguyên nhân của thiếu máu như: thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin C và vitamin B12, cho con bú, thiếu hụt trong sản xuất các tế bào hồng cầu và một số bệnh như AIDS, viêm khớp…
Các triệu chứng chung nhất của thiếu máu là khó thở, hôn mê, kiệt sức, đánh trống ngực, ra mồ hôi quá nhiều, nhạy cảm với lạnh… Một số triệu chứng hiếm gặp có thể bao gồm ợ nóng mạn tính, nôn mửa, sưng ở tay và chân…
Thiếu máu có thể được điều trị nếu biết nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của nó. Nói chung, điều trị thiếu máu bao gồm thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và đôi khi phẫu thuật là phương pháp ưu tiên để chữa bệnh mất máu quá nhiều.
Để tăng hemoglobin, bạn cần nhiều sắt hơn. Do đó, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc bổ sung sắt và tư vấn về những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống của bạn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh vô cùng cần thiết cho bạn khi kết hợp các loại thực phẩm có nhiều axit folic, vitamin B12 và vitamin C…
Mặc dù danh sách lớn các thực phẩm giúp chống thiếu máu rất phong phú, nhưng trong bài viết này, chúng tôi nhấn mạnh đến một số loại trái cây bạn theo mùa bạn có thể ăn khi bị thiếu máu nhé!
Xem thêm: Những thực phẩm bổ máu giúp làm đẹp da
Danh sách các loại trái cây trị bệnh thiếu máu hiệu quả
Bưởi vừa trị thiếu máu lại còn làm đẹp da, giảm cân
Bưởi là loại trái cây chứa rất nhiều Vitamin C và được đánh giá là một trong những loại trái cây tốt nhất để ăn khi bạn đang bị thiếu máu. Bạn có thể ăn nó trực tiếp hoặc uống nước ép bưởi cũng rất tốt.
Mận trị thiếu máu hiệu quả
Mận khô và các loại nước ép mận là nguồn cung cấp phong phú chất sắt và là một trong số loại trái cây tốt nhất để điều trị bệnh thiếu máu. Kết hợp mận khô vào bữa sáng hàng ngày của bạn để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Táo chứa nhiều chất có lợi
Táo là một trong vô số các loại trái cây giúp tăng lượng máu của bạn. Táo có rất nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe, đồng thời là nguồn cung cấp chất sắt phong phú với nhiều thành phần giúp kích thích sản sinh huyết sắc tố. Táo có chứa Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ các chất sắt non-heme. Ăn một quả táo mỗi ngày để chống thiếu máu hiệu quả.
Quả mơ trị thiếu máu rất tốt
Quả mơ hoặc mơ khô chứa nhiều chất sắt và giúp làm tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Bạn hãy tạo thói quen tiêu thụ mơ hàng ngày cùng với bữa ăn sáng hoặc là một bữa ăn nhẹ giữa ngày để tăng chất sắt nhé.
Chuối hỗ trợ trị thiếu máu
Axit folic rất quan trọng trong việc sản sinh và duy trì các tế bào mới trong cơ thể của bạn. Nó cũng giúp điều trị thiếu máu, đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Chuối chứa nhiều axit folic, vì vậy bạn đừng bỏ qua loại trái cây tuyệt vời này.
Cà chua vừa làm đẹp da, vừa trị bệnh thiếu máu
Trong cà chua có thành phần chính là vitamin C, giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng hơn. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da. Loại quả này còn có chứa chất lycopene, đây là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư.
Cam chứa nhiều Vitamin C, trị thiếu máu hiệu quả
Loại quả này là nguồn vitamin C phong phú mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Sắt không thể được cơ thể hấp thụ hoàn toàn nếu không có sự trợ giúp của vitamin C.
Lựu trị bệnh thiếu máu
Quả lựu chứa nhiều Vitamin C và sắt. Nó không chỉ giúp cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể mà còn khá hiệu quả trong việc điều trị một số triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược… Hãy chắc chắn bạn sẽ ăn một quả lựu hàng ngày, có thể dưới dạng ăn hạt hoặc ép thành nước trái cây.
Xoài trị thiếu máu hiệu quả
Xoài thơm ngon và rất giàu sắt. Vì vậy, không có lý do gì để xoài nằm ngoài danh sách những loại trái cây dành cho người thiếu máu.
Trái kiwi trị thiếu máu rất tốt
Kiwi được trồng ở New Zealand, là loại trái cây giàu vitamin C. Nếu bạn bị thiếu máu hoặc đang sử dụng thuốc có chất sắt, bạn nên ăn kiwi.
Quả đào chứa nhiều chất sắt
Quả đào là trái cây chứa nhiều chất sắtQuả đào là trái cây bổ máu cũng như là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất sắt, trong đó vitamin C giúp hấp thụ sắt và ngăn ngừa sự nhân đôi của các tế bào hồng cầu bị lỗi. Quả đào đã được ghi nhận có tác dụng giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường sức khỏe của mắt.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn về bệnh thiếu máu, cách hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả với các loại trái cây. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc sắt bổ máu phổ biến trên thị trường hiện nay, được nhiều người ưa chuộng. Mong rằng với những kiến thức trên có thể hỗ trợ bạn phần nào trong việc điều trị bệnh, chúc bạn luôn khỏe mạnh.