Hỏi đáp: Bệnh chàm có lây không?

Dạo gần đây Cẩm Nang Làm Đẹp hay bắt gặp các câu hỏi liên quan đến bệnh chàm. Và một trong những điều được quan tâm nhiều nhất là bệnh chàm có lây không? Dưới đây sẽ là câu trả lời chính thức. Các bạn theo dõi nhé!

Định nghĩa bệnh chàm

Hỏi đáp: Bệnh chàm có lây không?

Chàm (hay còn gọi là eczema) là căn bệnh viêm da mãn tính khó chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh chàm gây ra những nốt tấy đỏ trên da, có mụn nước, ngứa ngáy và đau rát. Căn bệnh có thể khởi phát từ khi còn là trẻ sơ sinh và kéo dài đến lúc trưởng thành, để lại nhiều biến chứng về da rất mất thẩm mỹ như da sần, đóng vảy,… Bệnh có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể như da đầu, mặt, trán, bàn tay, bàn chân, nách, bẹn, khuỷu tay chân,…

Bệnh chàm có lây nhiễm qua tiếp xúc không?

Hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào xác định rằng bệnh chàm lây nhiễm qua tiếp xúc, sinh hoạt chung, ăn uống hay quan hệ tình dục. Do đó, bệnh chàm có lây không, câu trả lời là không.

Chính vì thế, người thân trong gia đình cũng như bạn bè xung quanh người bệnh chàm không phải lo lắng về vấn đề eczema có lây không. Điều quan trọng là mọi người cần quan tâm, chia sẻ và động viên tinh thần người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân và giúp người bệnh chữa khỏi chàm.

Hỏi đáp: Bệnh chàm có lây không?

Mặc dù không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng người mắc bệnh có nguy cơ lây lan chàm từ vùng da này sang vùng da khác của cơ thể. Đặc biệt, trong các giai đoạn khởi phát bệnh, nếu chúng ta thường xuyên gãi, làm vỡ mụn nước, vùng da chàm có nguy cơ bội nhiễm và lây truyền rộng hơn.

Do đó, người bị bệnh chàm cần tuyệt đối tánh gãi dù có ngứa đến cỡ nào. Bởi càng gãi thì vết chàm càng tổn thương và bệnh sẽ nặng hơn.

Bệnh chàm có di truyền không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. Một trong số đó là do di truyền. Trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh chàm thì nguy cơ bạn mắc bệnh cao gấp 2 lần người bình thường. Do đó, với thắc mắc bệnh chàm có di truyền không thì câu trả lời là có.

Hỏi đáp: Bệnh chàm có lây không?

Những nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng dễ nhiễm bệnh chàm và di truyền sang cho con. 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng mắc bệnh này. Đây là những số liệu của bệnh viện Da liễu trung ương.

Khi bố mẹ bị chàm thì cần chăm sóc cẩn thận cho trẻ sơ sinh, tránh để bé mắc bệnh ngay từ khi còn nhỏ. Việc phát hiện bệnh chàm ở trẻ nhỏ sớm cũng dễ dàng hơn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Nếu sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn suy yếu cũng có thể khiến bệnh chàm dễ phát sinh. Mặc dù không thể tránh khỏi được.

Hỏi đáp: Bệnh chàm có lây không?

Xem thêm: Giúp bạn biết cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Điều trị chàm như thế nào?

Bệnh chàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên việc đầu tiên sau khi phát hiện ra mình mắc bệnh là nên đến các bác sĩ da liễu để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Từ đó, bạn mới biết nên áp dụng giải pháp nào để điều trị bệnh chàm hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để tránh bệnh chàm tái phát và nặng hơn.

Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ lá sim, lá ổi, dầu dừa,… để trị chàm. Các phương pháp của Y học cổ truyền, sử dụng Đông y chữa bệnh cũng là lựa chọn của nhiều người. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thuốc Tây thì nhớ thoa thêm thuốc mỡ và uống vitamin kèm theo.

Hỏi đáp: Bệnh chàm có lây không?

Bài viết đã giải đáp được cho bạn hai vấn đề:

– Bệnh chàm có lây không? – Câu trả lời là không.

– Bệnh chàm có di truyền không? – Câu trả lời là có.

Hi vọng các bạn sẽ sớm tìm ra hướng điều trị hoàn toàn bệnh chàm nếu không may mắc phải căn bệnh này nhé!

Xem thêm:

Một số loại thuốc trị bệnh chàm hiệu quả