Tiếp theo chuyên mục giải đáp những thắc mắc có liên quan đến bệnh eczema, Cẩm Nang Làm Đẹp nhận được câu hỏi là bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bài viết sẽ cho bạn đáp án, hãy cùng theo dõi nhé!
Bệnh eczema là gì?
Eczema hay còn gọi là chàm là thuật ngữ chỉ bệnh viêm da dị ứng cấp tính hay mạn tính, gây ngứa đỏ, nổi mụn nước và có thể đóng vảy sần trên da. Dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa, vì tổn thương tái diễn lâu ngày khiến da sàn sùi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa.
Eczema bội nhiễm có thể gây những tổn thương cực kỳ nghiêm trọng trên da, gây sần da đóng vảy như kiểu “hóa đá”, hoặc gây lở loét chảy mủ tanh hôi.
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Có nhiều hình thái bệnh eczema, bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có khi là dị ứng với không khí bẩn, dị ứng với đồ vật, cũng có khi do di truyền hoặc cơ địa. Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Câu trả lời phụ thuộc vào người bệnh. Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì mới có được hướng điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả.
Nếu bệnh eczema do dị nguyên (dị ứng với các yếu tố ngoại sinh) có thể chữa khỏi dễ dàng nếu sử dụng đúng phương pháp.
Trường hợp bệnh eczema do di truyền thì việc điều trị có phần khó hơn và khả năng là không thể trị dứt hẳn được. Bệnh sẽ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Điều trị chỉ phần nào kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa và trị liệu tình trạng bội nhiễm, giảm thiểu xuất hiện tổn thương mới, kéo dài thời gian giữa những lần phát bệnh.
Điều trị bệnh eczema như thế nào?
Phải tùy theo độ tuổi và hình thái phát bệnh cũng như tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
Trong trường hợp eczema là viêm da có mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách uống kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…) và thoa dung dịch sát khuẩn mạnh như metylen, milian… Cũng có thể dùng kháng sinh bôi dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Đặc biệt tránh thoa các thuốc chứa corticoid lên vết chàm nhiễm khuẩn. Việc dùng các thuốc này nên tuân theo chỉ định của bác sỹ để tránh tác dụng ngược. Điều quan trọng hơn là bệnh nhân eczema tuyệt đối không được cào gãi, chà xát mạnh cũng như dùng xà phòng tại những vùng da nhiễm bệnh.
Người bệnh cần tránh tiếp xúc với các vật gây dị ứng như xi măng, bụi công trình, thuốc nhuộm, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm… Đồng thời nên hạn chế ăn các thức ăn lạ, thức ăn có thể gây dị ứng như tôm, cua, ốc, đồ cay nóng, … Các mỹ phẩm trang điểm hay hóa chất tẩy rửa cũng đặc biệt tránh.
Các cây thuốc nam hay cây thảo mộc nên được sử dụng làm nước tắm hoặc thuốc đắp như chè tươi, lá sim, lá ổi, lá hương nhu, cây ngải cứu,… Một số loại bột như tinh bột nghệ, bột ngọc trai, bột yến mạch cũng khá an toàn nếu sử dụng cho người bệnh eczema. Sử dụng nha đam, dầu dừa, bơ, khoai tây cũng là cách chữa eczema bằng phương pháp tự nhiên.
Cần lưu ý là luôn mặc quần áo cotton mịn, mát mẻ và rộng. Không mặc đồ ôm, đồ bó sát, chất liệu yếm hơi không thoát mồ hôi được. Nếu thời tiết quá hanh khô thì dùng máy tạo độ ẩm để da đỡ khô và ngứa, bong tróc ra.
Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có, nếu bệnh khởi phát do dị ứng ngoại sinh. Và bệnh khó chữa khỏi nếu nguyên nhân gây ra là do cơ địa hay di truyền. Tuy nhiên, cho dù là vì nguyên nhân gì, người bệnh Eczema cũng cần kiên trì và thực hiện từng bước theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh. Chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
Xem thêm:
Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh