Thiếu máu ở trẻ em do nguyên nhân nào? Cách phòng ngừa ra sao?

Bệnh thiếu máu ở trẻ em (thiếu sắt) là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ thiếu máu thường có biểu hiện lòng bàn tay nhợt nhạt, mặt mày xanh xao, khó tập trung, khó ngủ,…

Vậy bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? Mời quý ba mẹ hãy khám phá qua bài viết này.

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu).

Bảng phân độ thiếu máu

Bảng phân độ thiếu máu

 

Nguyên nhân bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?

Do tăng phá hủy hồng cầu:

  • Do bị ngộ độc chì, ngộ độc đồng.
  • Một số thuốc gây vỡ hồng cầu như methyldopa, quinidin, quinin, ticlopidin, penicillin, clopidogrel.
  • Cường lách…
  • Ở trẻ sơ sinh, bất đồng nhóm máu mẹ con gây vỡ hồng cầu, gây ra vàng da, thiếu máu, do tăng hoạt chất bilirubin gián tiếp khi hồng cầu vỡ.
  • Bệnh nhiễm Toxoplasma, sốt rét, nhiễm trùng nặng…

Do mất máu, xuất huyết: 

  • Bị nhiễm giun sán cũng gây ra thiếu máu ở trẻ.
  • Bệnh cảnh nhiễm trùng: xuất huyết đường tiêu hóa do các bệnh nhiễm trùng như: viêm ruột hoại tử, lỵ, xuất huyết, bệnh sốt xuất huyết Dengue…
  • Gặp trong các tình trạng chấn thương, 
  • Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.

Do giảm sản xuất: 

  • Do suy tủy.
  • Do trẻ có hiện tượng biếng ăn, kén ăn nên không đáp ứng đủ các yếu tố tạo máu như thiếu Sắt, acid folic, vitamin B12,…
  • Do một số bệnh lý nhiễm trùng gây ức chế tủy xương sản xuất các dòng tế bào máu gây thiếu máu…

Do các bệnh lý về máu

  • Các bệnh lý tại các cơ quan tạo máu như cường lách, xơ gan, đa u tủy xương…. đều bị ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, sản xuất ra các dòng tế bào máu không đủ chức năng, gây giảm sản xuất, tăng phân hủy tế bào máu hoặc xuất huyết.
  • Các khiếm khuyết nội tại của tế bào máu như: bệnh hồng cầu hình liềm,  hồng cầu hình cầu, thalassemia, thiếu men G6PD…

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?

Hầu hết, các triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ là do thiếu oxy trong các tế bào. Nhiều triệu chứng không xảy ra khi thiếu máu nhẹ.

Bệnh thiếu máu ở trẻ em do thiếu chất sắt

Bệnh thiếu máu ở trẻ em do thiếu chất sắt

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

  • Khó thở.
  • Đau đầu.
  • Vàng da hoặc mắt và miệng.
  • Bị tăng nhịp tim.
  • Cáu gắt.
  • Thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi.
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng.
  • Vắng mặt hoặc chậm kinh.
  • Vết thương và mô kém lành.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Lá lách hoặc gan to.
  • Tăng trưởng và phát triển chậm hoặc chậm.
  • Bị đau hoặc sưng lưỡi.

Bệnh thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Việc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào những gì gây ra nó. Một số loại có ít biến chứng, nhưng những loại khác có biến chứng thường xuyên và nghiêm trọng. Một số chứng thiếu máu não có thể gây ra:

  • Đau và sưng khớp.
  • Suy tủy xương.
  • Các vấn đề liên quan tăng trưởng và phát triển.
  • Bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác.

Các cách phòng ngừa trẻ bị thiếu máu

  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: như lòng đỏ trứng, thịt nạc, các loại đậu, gan động vật, rau xanh, nấm hương, cua…
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ trẻ hấp thu sắt tối đa. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, dưa vàng, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh và cam.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong hết năm đầu đời. Sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.
  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò. Sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây cản trở khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác. Sữa bò cũng có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ, một số trẻ có thể còn dị ứng với sữa bò.
Bổ sung các loại thuốc bổ não trẻ em giúp não được khoẻ mạnh và ngăn ngừa thiếu máu

Bổ sung các loại thuốc bổ não trẻ em giúp não được khoẻ mạnh và ngăn ngừa thiếu máu

  • Bổ sung chất sắt thông qua các loại thuốc bổ, đặc biệt là thuốc bổ não dành cho trẻ em có chứa nhiều thành phần vi chất giúp tăng cường lưu thông máu lên não trẻ, ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ, giúp trẻ tập trung hơn, tăng phát triển, ngăn ngừa khả năng chậm nói, giúp não bộ khoẻ mạnh hơn và phòng chống các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn ở não trẻ.

Có thể bạn cần xem: Top 3 loại thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ cho trẻ em tốt nhất hiện nay

Trên là chủ đề về bệnh thiếu máu ở trẻ em, thông qua bài viết hi vọng quý ba mẹ có nhiều kiến thức hữu ích để cải thiện tình trạng thiếu máu não ở trẻ.

Chúc trẻ luôn khoẻ mạnh!

Nguồn: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm:

Những thực phẩm người thiếu máu không nên ăn