Eczema hay bệnh chàm là nỗi kinh hoàng của nhiều người. Muốn điều trị bệnh chàm cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và kiên nhẫn áp dụng đúng phương pháp, chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Vậy cách chữa bệnh chàm ở người lớn là như thế nào? Các bạn tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Có hai nhóm nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Nhóm thứ nhất là do ngoại sinh, người bình thường tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng viêm da bên ngoài như thức ăn, vật dụng, thú nuôi, phấn hoa, khói bụi, thời tiết, … Nhóm nguyên nhân thứ hai là do nội sinh, có thể là cơ địa mang mầm bệnh, sức đề kháng yếu hay thậm chí là di truyền.
Để chắc chắn hơn về căn bệnh này, bạn cần đảm bảo rằng cơ thể của mình có ít nhất 1 – 2 các dấu hiệu sau: Dấu hiệu bệnh chàm và nguyên nhân gây ra bệnh
Cách chữa bệnh chàm bằng các bài thuốc Đông y
Tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm mà sẽ có những bài thuốc Đông y khác nhau để chữa bệnh. Bạn nên sử dụng thuốc theo toa của các thầy thuốc Đông y. Một số loại dược liệu trong toa thuốc sắc uống chữa bệnh chàm như: Sinh địa, Thục địa, Ngân hoa, Thổ phục linh, Quy đầu, Cam thảo, Kinh giới, Hoàng bá, Hoàng đằng …
Ngoài ra, có thể sử dụng Kinh giới, Hoa tử đằng, lá Ngải cứu, Hương nhu hay Tô mộc để nấu nước, dùng để rửa vùng da bị chàm hoặc làm nước tắm. Để giảm ngứa hoặc làm mềm da sần sùi hóa đá thì dùng Hy thiêm nấu nước ngâm. Cần lưu ý các lá hoặc thuốc sử dụng phải sạch sẽ, không nhiễm khuẩn, không có kí sinh trùng để tránh gây tác dụng phụ hoặc bội nhiễm lên vết chàm.
Châm cứu cũng là một phương pháp chữa bệnh chàm trong Đông y. Đối với cách làm này, bạn cần gặp trực tiếp chuyên gia hoặc thầy thuốc có kinh nghiệm. Bạn tuyệt đối không được tự châm cứu ở nhà, bởi nếu châm sai huyệt có thể gây tác hại rất lớn đối với cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Cách chữa bệnh chàm bằng Thuốc Nam
Các bác sĩ Y học cổ truyền cũng thường chia sẻ những phương pháp làm thuyên giảm bệnh chàm từ các cây thuốc lá trong vườn ở nước ta. Những thảo dược này khá lành tính, có thể giảm ngứa, giảm nổi mẩn đỏ và mụn nước ở bệnh nhân chàm. Một số bài thuốc như sau:
- Rễ cây cam thảo (Licorice root): sắc lấy nước ngâm vết chàm, kèm với đó là uống nước cam thảo chưng mật ong.
- Hoa anh thảo (Primrose): thoa tinh dầu hoa anh thảo lên vết chàm một lần mỗi ngày.
- Lá sim: Rửa sạch, giã nhuyễn, sắc thành cao (nấu trong nước cho đến khi sánh lại) và bôi lên vết chàm mỗi ngày hai lần vào sáng, tối.
- Lá ổi: Rửa sạch, giã giập, đun sôi, đổ ra châu, để ấm ngâm vùng da chàm trong khoảng 20-30 phút. Trong quá trình ngâm, chà bã lá ổi lên vùng da vị sưng đỏ. Sau đó lau khô bằng khăn mềm không có bụi vải.
- Lá trà xanh: Chuẩn bị 100g lá trà xanh, đun sôi 10 phút, đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh cho vừa đủ ẩm rồi ngâm vết thương hoặc dùng để tắm.
- Cây nhọ nồi: Rửa sạch cây nhọ nồi, đun với 2 lít nước rồi lọc lấy nước dùng để rửa vùng bị Eczema ngày 3 lần. Cách làm này có thể giúp giảm ngứa và xẹp mụn nước.
- Lá lốt và kinh giới: mỗi vị dùng 30g khô rồi nấu lấy nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
- Lá xoan (thầu đâu): giã nhuyễn đắp lên vùng da chàm mỗi ngày, để khoảng 10 phút thì rửa sạch và lau khô.
- Xương rồng 3 chia: Nướng chín xương rồng, để ấm đắp lên vết chàm khoảng 15 phút.
Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Tây
Thuốc Tây điều trị bệnh chàm thường có 2 dạng: thuốc bôi và thuốc uống. Tùy từng giai đoạn, người bệnh có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp 2 loại thuốc này.
Thuốc bôi bao gồm kem hoặc thuốc mỡ giúp giảm ngứa, giảm sưng và chống lây lan. Người bệnh bôi thuốc trực tiếp lên vết chàm, thoa đều nhẹ nhàng. Tránh thoa thuốc có chứa corticosteroid trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm, vết chàm mưng mủ, lở loét. Cũng có thể dùng bông gạc nhúng vào dung dịch Jarish, đắp lên vết chàm nhiều lần trong ngày nhằm giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa.
Thuốc uống có thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc kháng histamin, nhằm hạn chế tình trạng ngứa, nóng rát tại vùng da bị bệnh. Các thuốc sử dụng cần theo toa và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Xem thêm: Một số loại thuốc trị bệnh chàm hiệu quả
Phương pháp điều trị khác
- Sử dụng tinh dầu dưỡng ẩm, giảm ngứa rát và sát khuẩn: tinh dầu tràm trà, dầu dừa, olive,… Đây là các thần dược thiên nhiên, không gây kích ứng da, không sợ tác dụng phụ hay phản ứng ngược gây bội nhiễm.
- Thoa mật ong lên vết chàm, dùng kem làm từ 100% mật ong Manuka 18+ Skin Health Crème để điều trị vết chàm. Mật ong Manuka có chứa chất kháng khuẩn cực mạnh, điều trị được chàm, vảy nến, viêm da, kích ứng da, lác sữa ở trẻ em. Sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kem Manuka 18+ không những chữa được bệnh về da mà còn hồi phục làn da, dưỡng da, mang lại vẻ mịn màng tươi trẻ.
- Liệu pháp chiếu sáng, dùng tia laser để chữa vết chàm. Hoặc cũng có thể kết hợp liệu pháp sử dụng ánh sáng quang học và thuốc psoralen.
Điều quan trọng hơn cả đối với bệnh nhân chàm là cần giữ tinh thần vững vàng, đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Hi vọng các bạn sẽ tìm ra cách chữa bệnh chàm hiệu quả và mau chóng hết bệnh nhé.