Bạn đang lo lắng vì da mình bị nổi những chấm đỏ hoặc mảng da sẩn đỏ, kèm với ngứa ngáy khó chịu? Bất kể chúng hết sau một tuần hay kéo dài thì bạn cũng cần điều trị chúng. Cẩm Nang Làm Đẹp sẽ giúp bạn tìm hiểu các bệnh về da thông qua dấu hiệu da nổi mẩn đỏ ngứa để dễ dàng chữa lành chúng.
Các bệnh về da khiến da nổi mẩn đỏ ngứa
1. Mề đay mẩn ngứa
Da nổi những nốt đỏ ngứa và có thể lan rộng ra thành giác phù sần trên da. Có nhiều nguyên nhân gây mề đay nhưng chủ yếu là do dị ứng với thức ăn hoặc bị côn trùng cắn. Mề đay có thể hết sau vài tiếng hoặc vài ngày nhưng khiến người mắc phải rất khó chịu vì ngứa rần rần dưới da.
2. Viêm da
Viêm da biểu hiện là nổi đỏ sưng viêm trên da. Có hai loại viêm da thông thường là viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc.
Viêm da dị ứng là khi bạn bị dị ứng với các loại thức ăn (như hải sản, trứng, sữa, …), hay nước hoa, … Chỉ khi nào bạn ăn, thoa mỹ phẩm đó hay ngửi phải mùi hương đó thì mới nổi đỏ và ngứa khắp người. Các dấu hiệu sẽ thuyên giảm nếu ngừng đụng đến các yếu tố dị ứng.
Viêm da tiếp xúc là do vùng da cơ thể đó tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, phấn hoa, hoặc kim loại (dây chuyền, vòng đeo tay, nhẫn,…). Vùng da dừng tiếp xúc với các yếu tố trên thì tình trạng viêm da sẽ giảm. Riêng hóa chất có thể gây bào mòn da, tróc da và khó hết nếu không điều trị đúng cách.
3. Chàm
Chàm là tình trạng bệnh lý biểu hiện bằng cả một quá trình: da nổi mẩn đỏ ngứa, nổi mụn nước, vỡ mụn và khô lại thành vết sần sùi trên da. Suốt thời gian bị chàm từ giai đoạn đầu đến cuối, vùng da bị bệnh rất ngứa ngáy khó chịu, mụn nước vỡ ra hơi tanh và có khi có cả mủ. Chàm có thể tái phát nhiều lần, là căn bệnh mãn tính cần được chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Chàm có thể để lại nhiều di chứng nếu bạn tự chữa mà không đúng thuốc.
Xem thêm: http://camnanglamdep.edu.vn/mot-loai-thuoc-tri-benh-cham-hieu-qua-15396.html
4. Vảy nến
Vảy nến thường xảy ra ở vùng da đầu gối, khuỷu tay, mu bàn tay, da dầu,… Những vảy nhỏ, trắng bạc và dày xuất hiện ở bề mặt da và lan rộng ra các vùng khác. Bệnh nhân bắt buộc phải gãi ngứa liên tục và rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng da. Đây là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, có thể khiến vùng da đó gần như chết đi.
5. Bệnh do ký sinh trùng hoặc côn trùng
Có trường hợp người bệnh bị ký sinh trùng như chấy, rận, ghẻ ngứa đeo bám hoặc bị côn trùng như kiến, muỗi cắn sẽ khiến da ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Thường xuất hiện ở kẽ tay, kẽ chân, vùng kín, rốn, mang tai, … Nếu nghiêm trọng, da có thể lở loét do các loại ký sinh này hút máu quá sâu, gây viêm nhiễm khó chữa.
6. Nấm da
Một số người không thường xuyên vệ sinh da, không tắm rửa hoặc tiếp xúc với bụi bẩn quá lâu có thể gây nấm da, ngứa ngáy và nổi đỏ ở bề mặt nhiễm nấm. Nấm da có thể chữa khỏi bằng thuốc trị nấm thông thường, nhưng nếu người bệnh cào gãi sẽ làm bội nhiễm nên cần chữa theo toa thuốc bác sĩ để giảm ngứa vùng da nấm.
7. Phát ban Pityriasis
Căn bệnh này thường xuất hiện ở một số vị trí như ngực, bụng, cánh tay, chân. Pityriasis biểu hiện ban đầu là vùng ban đỏ ngứa, sau đó sẽ thẫm dần và hơi rát. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có tìm thấy bất cứ nghiên cứu nào về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh sẽ tự động biến mất sau khoảng 12 tuần. Do đó, nếu bệnh nhân gặp phải dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa trên da do bệnh phát ban Pityriasis gây ra thì cũng không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, những bệnh nhiễm virus như sởi, rubella, trái rạ cũng có thể gây phát ban da toàn thân kèm mụn nước
Khi da nổi mẩn đỏ ngứa, cần làm gì?
Ban đầu khi da nổi ngứa, có thể chỉ vài nốt nhỏ hoặc chưa quá nghiêm trọng, bạn chưa xác định được tình trạng của bệnh thì nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị.
Nếu chỉ bị mề đay phát ban hoặc viêm da dị ứng thông thường thì có thể chườm đá, tắm nước thảo dược hoặc bôi thuốc mỡ để làm dịu da giảm ngứa. Mật ong Manuka hay Manuka 18+ Skin Health Cream cũng là phương pháp tuyệt vời làm giảm ngứa, kháng khuẩn và điều trị các bệnh về da (kể cả chàm hay vảy nến). Đặc biệt, khi bị các bệnh về da, bất kể có ngứa ngáy như thế nào bạn cũng không được cào gãi vì có thể làm bệnh nặng thêm. Ngưng sử dụng hoặc tiếp xúc với nguyên nhân gây ra bệnh thì căn bệnh sẽ thuyên giảm ngay.
Nếu tình trạng ngứa do các loại sâu bọ, ký sinh trùng hay nấm da gây ra, người bệnh nên đi vệ sinh da sạch sẽ. Một số bệnh nặng hơn như chàm, vảy nến là mãn tính, có thể do di truyền hoặc cơ địa, thì cần kiên nhẫn điều trị đúng toa thuốc của bác sĩ.
Cuối cùng, lời khuyên Cẩm Nang Làm Đẹp đưa ra vẫn là tìm hiểu nguyên nhân da nổi mẩn đỏ ngứa để điều trị bệnh đúng phương pháp và không gây bội nhiễm về sau.