Vẩy nến không chỉ đơn giản là bệnh ngoài da mà còn gây nên nhiều vấn đề và xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Bạn đã biết cách chữa bệnh vẩy nến hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời.
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là bệnh về da mãn tính với cơ chế tự miễn dịch. vẩy nến là bệnh tương đối phổ biến, thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình.
Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thường có các tế bào da bị tổn thương màu đỏ, sưng viêm và ngứa ngáy. Bệnh vẩy nến có nhiều loại khác nhau như vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mủ,… Các tổn thương lâu dài sẽ khiến da khô, xuất hiện tình trạng đóng vảy bạc, trắng đục, gây bong tróc. Thậm chí, tại vị trí đóng vảy có thể chảy mủ, máu làm người bệnh đau nhức.
Viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến biến chứng về khớp, gây nên bệnh viêm khớp vẩy nến. Người bệnh viêm khớp vẩy nến sẽ bị co cứng khớp, đau đớn, hạn chế vấn động, mất sức lao động hoặc nguy cơ tàn phế nếu không được điều trị sớm và hiệu quả. Ngoài ra, cần tìm cách chữa bệnh vẩy nến sớm nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến tim, suy thận, hư thận,…
Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên da, nhưng thường thấy nhất là khu vực da bị tì đè nhiều như khuỷu tay hoặc đầu gối. Lưng, da đầu, móng tay, móng chân,… cũng dễ bị lây lan vẩy nến.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Di truyền
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến là do di truyền. Nếu trẻ sinh ra có bố hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xảy ra tình trạng di truyền như vậy. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ để xác định đúng nguyên nhân, nhằm có cách chữa bệnh vẩy nến phù hợp.
Nhiễm khuẩn
Tổn thương bề mặt da như bị rách, xước da, vết cắn côn trùng, nhiễm trùng, cháy nắng, … cũng là lý do dẫn đến bệnh vẩy nến. Đặc biệt, khuẩn liên cầu có sự liên kết mật thiết với bệnh vẩy nến thể giọt Guttate. Các rối loạn miễn dịch khác như virut HIV gây suy giảm miễn dịch ở người tuy không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến, nhưng sẽ khiến bệnh bùng phát nặng nề hơn.
Tâm lý
Căng thẳng, áp lực tâm lý kéo dài cũng khiến bệnh vẩy nến khởi phát nặng nề. Một số phụ nữ khi thay đổi nội tiết tố (dậy thì, sau sinh, mãn kinh) dẫn đến trầm cảm rất dễ mắc bệnh này. Đa số người bệnh vẩy nến sau khi khởi phát lại bị ám ảnh, áp lực, tự ti, khiến căn bệnh ngày càng trầm trọng khó chữa.
Thuốc
Uống một số loại thuốc như lithium, một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển (được sử dụng để điều trị cao huyết áp) có khả năng dẫn đến bệnh vẩy nến rất cao.
Môi trường sống
Môi trường sống ẩm thấp, nấm mốc, nhiều vi khuẩn, thiếu vệ sinh,… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngứa ngáy và các bệnh về da. Trong đó, bệnh nhân bị vẩy nến sẽ tái phát bệnh nhiều lần bởi lý do này.
Cách chữa bệnh vẩy nến
Hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh nhằm hạn chế tái phát và phòng ngừa biến chứng. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu để không mắc sai lầm khi chữa bệnh.
Một số cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
Thuốc Đông y
Trong Đông y, người ta thường điều trị vẩy nến kết hợp bởi ba phương pháp: uống thuốc, ngâm rửa và thoa thuốc. Dưới đây là bài thuốc tiêu biểu của trung tâm Thuốc dân tộc.
Bồ công anh, kim ngân hoa, ô liên rô, tang bạch bì, ké đầu ngựa, đơn đỏ, thiên mã hồ,… là các loại thảo dược quý chuyên trị bệnh da liễu, sẽ giúp đẩy lùi bệnh vẩy nến thành công, ngăn bệnh tái phát.
Nha đam
Gel của nha đam có nhiều dưỡng chất như vitamin E, A,… có thể làm dịu và dưỡng ẩm siêu tốt cho da. Chính vì thế mà dùng nha đam thoa trực tiếp lên vết vẩy nến có thể giảm đi các triệu chứng tấy đỏ, làm dịu sự ngứa ngáy và giúp làm mềm các vẩy khô cứng.
Dầu dừa
Dầu dừa, với đặc tính dưỡng ẩm làm mềm da siêu hiệu quả, đã trở thành phương pháp dân gian chữa nhiều bệnh về da như phát ban, chàm, vẩy nến. Bệnh nhân chỉ cần làm ướt người, thoa dầu dừa lên vùng da vẩy nến rồi massage nhẹ nhàng và tắm lại sạch sẽ. Dầu dừa sẽ giúp các vẩy bớt khô rát, không còn bong tróc nhiều và nhanh khỏi hơn.
Lá trầu không
Lá trầu không dùng để nấu nước tắm rất tốt cho da. Ngoài ra, nếu bạn dùng lá trầu không nghiễn nhuyễn thoa nước cốt trực tiếp lên vết vẩy nến thì cũng giúp giảm các triệu chứng ngứa khô của bệnh.
Muối biển chết
Từ lâu muối biển chết được biết đến với công dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và cải thiện làn da thô ráp rất tốt. Nguyên liệu này cũng có tác dụng làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh vẩy nến. Bạn chỉ cần ngâm mình hoặc rửa vùng da vẩy nến trong nước ấm có hòa tan muối biển chết. Lưu ý rằng sau đó phải thoa kem dưỡng dịu nhẹ từ thiên nhiên cho da không bị khô.
Cách chữa bệnh vẩy nến thật ra không đơn giản như bạn nghĩ. Đầu tiên cần tìm hiểu căn nguyên gây bệnh và kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những liệu pháp dân gian ở bài viết chỉ có thể thuyên giảm triệu chứng, không thể chữa dứt điểm bệnh.
Tuy nhiên, Cẩm Nang Làm Đẹp xin phép mách bạn một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, ngăn tái phát. Đó là sử dụng kem mật ong Manuka 18+ của thương hiệu Madeleine Ritchie. Lọ kem này được làm từ 100% từ các “hero ingredients” thực vật bản địa New Zealand, bao gồm mật ong Manuka, sáp Ong (Beeswax), keo Ong (Propolis) và tinh dầu Hoa Anh Thảo (Evening Primrose Oil).
Hàm lượng chất kháng khuẩn có trong mật ong Manuka cực mạnh, giúp điều trị được chàm, vảy nến, viêm da,… Hydrogen Peroxide trong mật ong Manuka đóng vai trò như là 1 rào chắn nhằm ngăn tạp khuẩn xâm nhập, vừa diệt khuẩn, ngăn bệnh vẩy nến tái phát, lại không làm khô da. Ngoài ra, lọ kem còn hỗ trợ làm lành vết thương, phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương trên da, trả lại làn da mịn màng.
Những nguyên tắc cần tuân thủ khi bị bệnh vẩy nến
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên và sử dụng máy làm ẩm khi thời tiết hanh khô.
- Tuyệt đối tránh để da bị tổn thương, nhiễm trùng.
- Tắm rửa thường xuyên, đúng cách và giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như nơi ở.
- Không sử dụng rượu bia, các thức uống có cồn và thuốc lá (tránh khói thuốc, bụi mịn).
- Tăng cường vận động bằng các hoạt động như bơi lội, đi bộ, chạy, đạp xe, yoga…
- Tránh cảm xúc lo lắng, giận dữ, xúc động mạnh, tìm cách thư giãn và giảm stress.
- Không tự ý thoa thuốc có chứa corticosteroid mà không có ý kiến của bác sĩ.
- Không tự ý ngưng hay thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.