Khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, không đủ giấc làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh, khiến họ luôn đau đầu kiếm tìm cách chữa bệnh mất ngủ. Đừng lo lắng quá nhé, bạn hoàn toàn có thể tạm biệt chứng bệnh này với những gợi ý dưới đây.
Các cụ vẫn có câu “Ăn được ngủ được là tiên” – ngủ ngon chính là chìa khóa duy trì cho mọi hoạt động của ngày mới. Bởi vậy mà những rắc rối khi khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh, khiến họ luôn đau đầu kiếm tìm cách chữa bệnh mất ngủ. Đừng lo lắng quá nhé, bạn hoàn toàn có thể tạm biệt chứng bệnh này với những gợi ý dưới đây.
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn khó duy trì, trằn trọc, hay suy nghĩ triền miên hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.
Đêm ngủ không sâu, ngày “lãnh đủ”
Không phải ngẫu nhiên mà những cách chữa bệnh mất ngủ lại khiến người bệnh quan tâm đến vậy. Một giấc ngủ sâu rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bộ não thanh lọc những căng thẳng còn tồn đọng trong ngày hôm trước, sắp xếp lại các ghi nhớ và chuẩn bị cho hoạt động ngày hôm sau. Khi ngủ mọi cơ quan được nghỉ ngơi, các tế bào được bảo dưỡng, hệ thần kinh trung ương có thời gian phục hồi đồng thời tái tạo năng lượng cho hôm sau. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, ngủ càng sâu thì trí nhớ càng bén nhạy, hoạt động ban ngày càng hiệu quả.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khoảng 20 – 30% dân số bị mất ngủ vào mỗi đêm, tỷ lệ những người tuy có chợp mắt, miệng có ngáy nhưng không được “hưởng lợi” từ giấc ngủ cũng là con số không nhỏ. Nhiều người tuy cũng “tiêu tốn” 1/3 thời gian mỗi ngày cho giấc ngủ nhưng lại là giấc ngủ chập chờn, mộng mị, có hiện tượng tỉnh giấc nhiều trong đêm, sáng dậy luôn rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.
Tình trạng này chính là nguyên nhân của những đình trệ trong công việc, sinh hoạt hàng ngày và cũn là dấu hiệu báo trước của bệnh tật. Chứng mất ngủ đêm khiến cho cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi thật sự, năng lượng không được tái tạo khiến cho ngày hôm sau bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải không có tâm trí để làm việc. Nếu không có cách trị trứng mất ngủ kịp thời thì nó còn là thủ phạm dẫn đên những rối loạn chức năng của các cơ quan nội tiết và chuyển hóa, dẫn đến dung nạp glucose, giảm sự nhạy cảm insulin, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, xơ vỡ động mạch, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ,.. Và đây cũng là lý do làm suy giảm chức năng miễn dịch miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính…
Điều đáng báo động là, nếu như trước đây tình trạng ngủ chập chờn, mộng mị, không sâu giấc thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn với chứng bệnh này. Đây chính là lý do khiến các cách chữa mất ngủ luôn là tìm kiếm hàng đầu của người bệnh.
Thuốc ngủ có thực sự an toàn?
Để xóa bỏ sự đeo bám của chứng mất ngủ đêm nhiều người cầu cứu đến công dụng của những viên thuốc ngủ. Đây là loại thuốc thuộc nhóm an thần có tác dụng an dịu thần kinh, gây ngủ và tạo ra giấc ngủ gần giống với giấc ngủ tự nhiên.
Không phải ngẫu nhiên mà người bệnh lại cho rằng cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất là kết bạn với công dụng của thuốc ngủ. Chúng tốt và được lòng người bệnh bởi khả năng tác động của nó là tức thời, người dùng có thể dễ dàng ru mình vào giấc ngủ mà chẳng cần phải trằn trọc, suy nghĩ. Tuy nhiên những hệ lụy kéo theo sau nó thì không hẳn người bệnh nào cũng rõ. Cách chữa mất ngủ mà bạn tin tưởng này chỉ mang đến cho bạn một giấc ngủ nhân tạo chứ không tạo nên giấc ngủ sinh lý bình thường. Khoảng thời gian này, mọi cơ quan bị ức chế hoạt động do tác dụng của thuốc ngủ chứ không được nghỉ ngơi đúng nghĩa để tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Hiệu lực của thuốc ngủ được đo đếm trong khoảng 8 giờ, nhưng nếu bạn dùng với liều lượng cao thì không hẳn vậy. Đó chính là nguyên do khiến ngày làm việc hôm sau bạn luôn có cảm giác buồn ngủ, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm hiệu suất khả năng phán đoán.
Thêm nữa, cơ chế tác động của thuốc ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng tới hệ thần kinh và dạ dày. Việc lạm dụng thuốc ngủ càng kéo dài, gây nhiều khó khăn trong điều trị, bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc khiến bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.
Bí quyết để có một giấc ngủ sâu
1/3 cuộc đời chúng ta dành thời gian cho giấc ngủ, đây chính là thời điểm để cho cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cho ngày mới, giúp thanh lọc chất độc và bảo vệ chúng ta trước nguy cơ bệnh tật. Bởi vậy, đối đãi với vị “thượng khách” này là hết sức quan trọng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, tìm lại giấc ngủ ngon? Bạn hoàn toàn có thể nói lời tạm biệt với chứng mất ngủ đêm với cách chữa mất ngủ cực đơn giản và hiệu quả dưới đây:
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Đây là cách tốt nhất để mang lại một giấc ngủ ngon. Việc làm này sẽ khiến cơ thể phải thích nghi và quen với việc đi ngủ đúng giờ. Các nhà khoa học khuyên bạn nên đi ngủ trước 11h tối bởi đây là thời điểm cơ thể thải độc, tái tạo năng lượng tốt nhất.
Tăng cường tập luyện thể thao
Phương thức này sẽ giúp cho bạn có một tinh thần thoải mái, giúp tuần hoàn, lưu thông máu tốt đồng thời các cơ cũng sẽ được vận động, giúp cho giấc ngủ buổi tối sâu hơn. Bạn nên tập thể dục vào buổi sáng để có được hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Chu kì của giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Chúng ta không thể ngủ khi mà dạ dày vẫn phải tiêu hóa thức ăn, do đó bạn không nên ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế các loại đồ uống như cà phê, trà,… bởi nó có chứa lượng chất kích thích lớn, tác động tới hệ thần kinh, nên rất có hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.
Hạn chế sử dụng thuốc ngủ
Khi đầu óc quá căng thẳng hay gặp những sang chấn tinh thần quá mạnh bạn hay cầu cứu tới thuốc ngủ để chữa nguy. Việc này có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại mang đến rất nhiều tác hại gây ảnh hưởng đến dạ dày, ức chế hệ thần kinh, về lâu dài có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào giấc ngủ chập chờn, mộng mị.
Sử dụng các loại thảo dược
BoniHappy là chất kích thích tiết ra HGH, hormon tăng trưởng từ thuỳ trước tuyến yên, điều chế từ thiên nhiên 100%. Hormon tăng trưởng là hormon chính kiểm soát các cơ quan và chức năng của cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp kích thích tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng của não và enzym. HGH giúp phát triển tế bào cơ xương và các cơ quan khác trong cơ thể, làm giảm và chậm lại quá trình lão hoá sau 30 tuổi. Hormon tăng trưởng có thể làm đảo ngược quá trình lão hoá sinh học ở người lớn, tạo giấc ngủ sâu và ngon hơn.