Chàm đỏ ở các bé hay còn gọi là chàm sữa, không nguy hiểm đối với sức khỏe lắm nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ rất khó chịu và có thể gây ra biến chứng lâu dài. Các bà mẹ nhìn con mình đau ngứa thì sẽ rất xót và lo lắng đúng không nào? Không sao cả, căn bệnh này dễ điều trị hơn mọi người tưởng. Hãy tham khảo cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh mà Cẩm Nang Làm Đẹp chia sẻ dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây chàm đỏ ở trẻ nhỏ
Các chuyên gia cho rằng “thủ phạm” gây ra chàm đỏ ở các bé bao gồm:
Nguyên nhân bên trong
– Yếu tố thể trạng, cơ địa: Nếu trẻ nhỏ bẩm sinh sở hữu làn da khô, đồng thời hệ miễn dịch và sức đề kháng kém thì dễ có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa hơn bình thường.
– Di truyền: Nếu bố/ mệ mắc các bệnh dị ứng da, viêm da cơ địa hoặc viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì khi sinh con ra có khả năng cao bị mắc bệnh chàm đỏ chàm sữa.
Yếu tố bên ngoài
– Các chất gây dị ứng: hóa chất, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, quần áo len, lông thú cưng (chó, mèo, hamster), phấn hoa… Những thứ dễ gây dị ứng trên da có thể là tác nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em.
– Thực phẩm: các loại đậu, hải sản, sữa bò, trứng, … cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
– Môi trường: ô nhiễm, đầy khói bụi, ẩm thấp nấm mốc, vi khuẩn là yếu tố gây chàm sữa.
– Thời tiết: hanh khô, quá ẩm hoặc quá nóng, và sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.
Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu tự nhiên
1. Chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống oxy hóa, lại cực kỳ lành tính nên thích hợp dùng để chữa bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Nhưng lưu ý chỉ sử dụng khi vết chàm ở giai đoạn hình thành da non hoặc khô da đóng vảy. Nếu đang ở tình trạng nổi mụn nước hoặc mụn nước bị vỡ thì không có nhiều tác dụng.
Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất hoặc trộn hỗn hợp dầu dừa và tinh dầu hoa oải hương để thoa lên vùng da chàm của con. Tinh dầu oải hương có khả năng làm dịu da và cũng có đặc tính kháng khuẩn như dầu dừa, nhưng có mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu mà trẻ nhỏ rất thích.
Nên sử dụng dầu dừa thoa lên vết chàm 2 lần mỗi ngày trong vòng 2 tuần đến một tháng. Kết hợp với massasge nhẹ nhàng kiên trì sẽ giúp làm mềm lớp vảy da sần sùi, chống viêm nhiễm, tái phát chàm.
2. Dùng khoai tây chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Khoai tây không chỉ là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, làm nên những món ăn bổ dưỡng mà còn là loại mặt nạ dưỡng da được các chị em rất yêu thích. Các vitamin và dưỡng chất trong khoai tây có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả, giữ ẩm tốt và làm mịn da.
Đối với căn bệnh chàm đỏ ở các bé, khi mụn nước vỡ, tạo da mới dễ gây bong tróc hoặc bội nhiễm. Dùng khoai tây đắp lên vùng da tổn thương này sẽ hạn chế được tình trạng da tróc, chàm tái phát.
Cách làm cực kỳ đơn giản. Đầu tiên bạn chọn khoai tây tươi, gọt vỏ, rửa sạch, cho vào cối sạch giã mịn hoặc nghiền nhuyễn, xay nát bằng máy. Sau đó lọc lấy nước cốt khoai tây và thoa trực tiếp lên vết chàm đỏ của con. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
3. Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng mật ong Manuka
Tác dụng kháng khuẩn và chữa bệnh của mật ong Manuka là điều đã được chứng minh và không có gì cần bàn cãi. Tuy nhiên, chỉ có mật ong với chỉ số UMF >10+ mới trị được chàm.
Bạn có thể dùng mật ong Manuka nguyên chất để bôi ngoài da sát trùng, chữa lành bệnh chàm sữa. Cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong, sẽ rất nguy hại do hệ tiêu hóa của các bé còn quá yếu. Hoặc đơn giản hơn, các mẹ sử dụng kem đặc trị làm từ 100% mật ong Manuka như 18+ Skin Health Creme để bôi trực tiếp lên vết chàm hàng ngày.
4. Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng tắm thảo mộc
Làn da em bé khá là nhạy cảm, ngay cả khi không mắc bệnh dị ứng về da thì cũng cần phải lựa chọn sữa tắm phù hợp. Tuyệt đối tránh sữa tắm có chất tẩy rửa hoặc acid dành cho trẻ nhỏ. Riêng trường hợp các bé bị chàm đỏ, nếu được nên dừng hẳn việc dùng sữa tắm bằng hóa chất.
Bạn có thể nấu nước lá từ thảo mộc để tắm cho trẻ. Các loại lá như hương như, ngải cứu, lá sả, cỏ cà ri… Hoa cúc, cam thảo cũng là gợi ý để thêm vào nước tắm nhằm trị bệnh chàm sữa. Tất cả những nguyên liệu này đều lành tính, có khả năng kháng khuẩn kháng viêm, giảm đỏ và giảm ngứa ngáy cho trẻ. Tùy theo từng loại thảo dược mà bạn có thể dùng lá, rễ để nấu hay nhỏ tinh dầu vào nước ấm.
Đặc biệt lưu ý, khi sử dụng lá hay rễ để nấu nước tắm thì cần rửa sạch nguyên liệu, đảm bảo không trộn lẫn các nguyên liệu vì có thể có cơ chế chống, gây tác dụng phụ. Để an toàn, các bà mẹ nên đến các thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ Y học cổ truyền để được hướng dẫn.
Một số lưu ý dành cho trẻ sơ sinh bị chàm đỏ
1. Lưu ý chế độ ăn
Nếu trẻ xuất hiện vết chàm thì trong thời kỳ cho con bú, mẹ không được ăn cá, tôm, cua, trứng gà và những thức phẩm cay nóng, phải kiêng đồ uống có cồn. Nếu trẻ đã ăn dặm thì cũng tuyệt đối tránh những thức ăn từ hải sản, các loại đậu, đồ cay nóng, thức ăn dễ gây dị ứng.
2. Về chế độ sinh hoạt
Các em nhỏ không giống như người lớn, hiểu rõ tác hại của căn bệnh mà tự điều chỉnh hành vi. Có thể là khi bị chàm đỏ, các bé sẽ rất ngứa và hay gãi, dễ gây rách da, lở loét, bội nhiễm. Người lớn cần giải thích kỹ càng cho các bé, yêu cầu trẻ nhỏ không được gãi, dùng nha đam hoặc dầu dừa bôi để làm dịu da. Vào buổi tối, cần dùng vải sạch che nhẹ vết chàm hoặc cột hờ tay của các em lại. Đồng thời, nên cắt gọn móng tay của các bé để tránh tình trạng cào gãi khiến bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.
3. Thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa chàm đỏ ở trẻ em, nhất là thuốc Bắc sắc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Về hiệu quả thì đã được truyền miệng. Tuy nhiên vẫn có nhiều điều chưa được kiểm chứng rõ ràng. Do đó, để đảm bảo an toàn và chữa khỏi bệnh 100% cho các bé, bố/mẹ cần dẫn con mình đến thăm khám và điều trị chàm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với những thông tin ở trên, Cẩm Nang Làm Đẹp hi vọng phần nào chia sẻ bớt gánh nặng và lo lắng của những bà mẹ khi có con bị chàm sữa chàm đỏ. Chỉ cần điều trị đúng cách thì bệnh có thể chữa khỏi, nên đừng quá lo lắng nhé các bạn.