“Bệnh vẩy nến có chữa được không” luôn là băn khoăn của những bệnh nhân mắc phải. Hãy cùng Cẩm Nang Làm Đẹp đi tìm câu trả lời qua bài viết này.
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về da phổ biến nhất. Nhiều tài liệu y khoa cho rằng, hơn 125 triệu người trên khắp thế giới bị bệnh vẩy nến. Rối loạn mãn tính này ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy bệnh vẩy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại được di truyền từ bố mẹ sang con.
Hầu hết những người bị bệnh vẩy nến có làn da dày, đỏ với các mảng bong tróc, trắng bạc. Mảng vẩy nến có thể ngứa, đau. Trường hợp nặng, các vẩy nến có thể tiết dịch và gây đau đớn cho người bệnh. Thậm chí, vẩy nến còn gây hiện tượng viêm nhiễm, đau nhức và có tỉ lệ xuất hiện các biến chứng về khớp, tim mạch và một số biến chứng khác.
Bệnh vẩy nến được chia thành nhiều loại khác nhau như vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mủ,… Tổn thương da của bệnh vẩy nến thường nằm ở mặt ngoài của khuỷu tay và đầu gối, da đầu và móng tay.
Các tác nhân gây ra bệnh vẩy nến bao gồm: căng thẳng, không khí khô, nhiễm trùng, chấn thương da, một số loại thuốc, quá nhiều hoặc quá ít ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh, uống quá nhiều rượu và hút thuốc. Nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu, bạn có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn từ bệnh vẩy nến.
Bệnh vẩy nến có chữa được không?
Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da khó chữa nhất. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cách chăm sóc, thuốc điều trị, môi trường sống đến tâm lý người bệnh. Nếu câu hỏi đặt ra, bệnh vẩy nến có chữa được không. Thì đáp án là bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vẩy nến rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Trong nhiều trường hợp, bệnh vẩy nến biến mất và sau đó bùng phát trở lại.
Vẫn chưa có cách điều trị khỏi bệnh vẩy nến, nhưng có nhiều cách để làm thuyên giảm các triệu chứng của căn bệnh rắc rối này. Không nên bi quan về căn bệnh mà buông xuôi, sẽ khiến vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh giảm bớt mức độ tổn thương da.
Điều trị bệnh vẩy nến như thế nào?
Có ba phương pháp cơ bản để điều trị bệnh vẩy nến: thuốc bôi, thuốc nội và liệu pháp quang.
Hầu hết các trường hợp bệnh vẩy nến được điều trị bằng thuốc được đặt trực tiếp trên da. Chúng bao gồm: kem và thuốc mỡ, dầu gội trị gàu, kem dưỡng ẩm, thuốc chứa vitamin D hoặc vitamin A.
Bệnh vẩy nến nặng có thể được điều trị bằng thuốc để ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể. Những loại thuốc này bao gồm methotrexate hoặc cyclosporine. Ngoài ra, các loại thuốc mới được sử dụng để nhắm mục tiêu cụ thể vào phản ứng miễn dịch của cơ thể. Chúng bao gồm: Adalimumab (Humira), Etanercept (Enbrel) và Infliximab (Remicade).
Quang trị liệu là một phương pháp điều trị y tế trong đó làn da của bạn được tiếp xúc cẩn thận với tia cực tím UV để điều trị bệnh vẩy nến.
Các biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm tắm bột yến mạch làm dịu và mềm vảy, thoa nha đam hoặc dầu dừa để dưỡng ẩm và giảm ngứa, phơi nắng vừa phải và các kỹ thuật thư giãn như thiền để giảm căng thẳng. Đồng thời, bệnh nhân tuyệt đối tránh cào gãi hoặc gỡ vẩy vì dễ gây nhiễm trùng, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Bệnh vẩy nến có chữa được không? Mặc dù câu trả lời có thể làm mọi người thất vọng. Rằng bệnh vẩy nến khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, Cẩm Nang Làm Đẹp hi vọng rằng bạn sẽ lạc quan đối diện với căn bệnh khó ưa này để có phương pháp điều trị hợp lý nhé.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh vẩy nến