Ánh nắng là một tác nhân gây hại vô cùng to lớn lên làn da của chúng ta như sạm nám, lão hóa nhanh,… nên việc bôi kem chống nắng để chống lại tia UVA UVB đã không còn quá xa lạ với các chị em rồi nhưng kem chống nắng chỉ có tác dụng tối ưu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn thường xuyên phải ra ngoài thì nên bôi lại để đảm bảo làn da được bảo vệ tốt nhất. Vậy câu hỏi đặt ra nên dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học?
Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý là gì?
Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ có khả năng phản xạ lại các tia UV, không cho tia UV xuyên qua da.
Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý thường có Zinc Oxide và Titanium Dioxide.
Kem chống nắng vật lý có tên tiếng anh là Sunblock.
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý tạo ra một lớp vỏ bọc bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da. Lớp kem nằm trên da như một áo giáp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng vật lý
Ưu điểm
- Kem chống nắng vật lý là dạng kem chống nắng lành tính và ít gây kích ứng nhất cho da, phù hợp với cả da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm.
- Sau khi thoa có thể ra ngoài luôn mà không cần đợi kem ngấm vào da.
- Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB
- Bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường.
Nhược điểm:
- Do có thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide nên khi apply kem chống nắng vật lý da thường lên tông màu.
- Kết cấu kem đặc, điều này khiến một số khách hàng không thích.
- Dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi khi hoạt động ngoài trời nhiều hoặc tiếp xúc với nước.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học là gì?
Là kem chống nắng được điều chế từ những thành phần hóa học, thay vì phản xạ lại tia UV, ngăn không cho tia UV xuyên qua da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV để phân hủy và xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.
Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, Tinosorb, octylcrylence…
Kem chống nắng hoá học có tên tiếng anh là Suncreen.
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một miếng lọc tia UV, bảo vệ da toàn diện bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ có khả năng ngăn được một loại tia UVA hoặc UVB.
Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Ưu điểm
- Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ nên ít gây bít tắc lỗ chân lông., thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
- Vì thành phần thường có avobenzone, oxybenzone nên không gây vệt trắng trên da và không gây bóng nhờn.
- Phù hợp với da mụn, da dầu.
Nhược điểm
- Kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng cho da đặc biệt là da nhạy cảm
- Kém bền vững dưới tác động của môi trường, vì thế thời gian bôi lại kem chống nắng hóa học sẽ nhanh hơn so với vật lý.
- Do có thành phần hóa học, nên khi bôi lên mắt có thể sẽ gây khó chịu hoặc cay mắt.
- Cần phải đợi 15-20 phút để kem có tác dụng trên da rồi mới đi ra ngoài được.
Với thông tin đã cập nhật phía trên chắc hẳn bạn cũng đã phân biệt được kem chống nắng vật lý và hóa học rồi đúng không nào?
Thêm một điều mà bạn cần lưu ý đó là: Nếu không dùng kem chống nắng, việc skincare của bạn sẽ đổ sông đổ bể hết.
Như đã biết, khi da tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng mặt trời mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào sẽ khiến cho da dần dần xuất hiện các vấn đề về lão hóa như tàn nhang, sạm, nám và các nếp nhăn. Đừng để làn da xinh đẹp của bạn phải “chịu” nhiều “bất công” như vậy. Dùng kem chống nắng càng sớm, làn da bạn càng trẻ, khỏe, mịn màng và rạng rỡ.
Tham khảo: Kem chống nắng Avene
Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Bạn cần hiểu rằng không thể đánh giá kem chống nắng vật lý và hóa học là tốt hay xấu. Điều quan trọng bạn cần nắm rõ chúng bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời như thế nào, có phù hợp với bạn không. Theo các chuyên gia, khi chọn kem chống nắng vật lý và hóa học, để có sự lựa chọn sáng suốt, bạn hãy quan tâm đến đặc điểm, kết cấu sản phẩm.
Cụ thể:
Kem chống nắng vật lý
- Hoạt động ngay khi vừa bôi lên da
- Tỉ lệ kích ứng thấp
- Có thể để lại vệt trắng, đặc biệt với làn da tối màu
Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm thì kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là chân ái cho làn da bạn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các nàng có làn da thường tới da khô.
Kem chống nắng hóa học
- Sản phẩm cần thời gian hấp thụ vào da trước khi bắt đầu hoạt động bảo vệ.
- Thường có kết cấu mỏng hơn kem chống nắng vật lý
- Được ưa chuộng vì khả năng tiệp với màu da
- Không loang lổ khi bạn đổ mồ hôi hay dầu nhờn.
- Có thể gây phản ứng với làn da quá mẫn cảm.
Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hơn.
Chắc hẳn đọc đến đây các bạn cũng đã suy nghĩ về làn da của mình và tự trả lời cho câu hỏi “Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học” rồi đúng không nào?
Trên đây là cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học mà bạn có thể tham khảo. Hãy bảo vệ làn da của mình khỏi tia UVA và UVB bạn nhé
- Xem thêm: