Nổi mụn bọc ở má là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Ban đầu, mụn bọc chỉ là những cục sần cứng màu đỏ với kích thước nhỏ, sau đó nó sẽ sưng to, đầy mủ trắng bên trong, gây đau đớn và có thể để lại sẹo nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.
Làm sao xác định đó là mụn bọc?
Mụn bọc ở má thường có kích thước khá lớn, phần chân mụn ăn sâu vào trong da, gây ra cảm giác đau nhức và ngứa ngáy. Mụn bọc thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều dầu trên mặt như trán, mũi, má, cằm,…
Khi mới hình thành, mụn bọc ở má khá cứng, cộm lên và gây đau khi dùng tay ấn vào. Sau vài ngày, mụn sẽ phát triển với kích thước lớn hơn hẳn, có triệu chứng viêm đau, sưng đỏ và ứ mủ bên trong. Nếu có tác động ngoại lực như nặn, sờ, bóp mạnh, mụn sẽ vỡ ra gây chảy máu và chảy mủ.
Nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Mụn bọc là thể nặng nhất của loại mụn trứng cá, mụn sưng to, có màu đỏ. Bên trong mụn có chứa phần nhân mụn cứng, có mủ trắng. Người bị mụn bọc sẽ có cảm giác đau nhức, ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân gây ra những nốt mụn khó chịu này gồm:
1. Rối loạn nội tiết tố theo thời kỳ
Hầu hết những ở những thời kỳ này, nội tiết tố của chị em sẽ bị rối loạn, từ đó sinh nên mụn.
- Trong độ tuổi dậy thì (14 – 20 tuổi)
- Phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
2. Thường xuyên ở trong môi trường ô nhiễm
Những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm mà không có biện pháp bảo vệ da sẽ rất dễ bị nổi mụn bọc ở má.
3. Di truyền từ người thân
Nếu trong gia đình có nhiều người mang gen da dầu, da nhạy cảm hoặc da bị mụn trứng cá thì con cái sinh ra cũng rất dễ bị mụn bọc ở má.
4. Tâm lý căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những yếu tố tạo cơ hội cho mụn bọc xuất hiện trên má. Căng thẳng sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, bề mặt da nhiều dầu nhờn và tạo cơ hội cho mụn hình thành.
5. Mắc các bệnh lý về gan, thận
Suy giảm chức năng gan, thận: Mắc các bệnh lý về gan thận sẽ khiến chức năng đào thải độc tố của hai cơ quan này bị ảnh hưởng. Lúc này, độc tố sẽ tích tụ bên trong cơ thể và gây ra tình trạng nổi mụn bọc.
6. Lối sống chưa lành mạnh
- Thói quen ăn uống: Việc sử dụng đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến làn da và làm gia tăng nguy cơ nổi mụn bọc.
- Chăm sóc da không đúng cách: Các thói quen chăm sóc da không đúng cách có thể kể đến như lười rửa mặt, vệ sinh mặt không sạch sẽ, chỉ rửa mặt bằng nước, không tẩy tế bào chết, lười sử dụng kem chống nắng,… sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn bọc ở má.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc sẽ khiến làn da dễ bị kích ứng và hình thành mụn bọc. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm này trong thời gian dài còn khiến sức đề kháng da bị suy yếu và khó hồi phục.
- Thói quen sờ tay, nặn mụn: Kể cả khi không bị nổi mụn, bạn cũng không nên sờ tay lên mặt. Trên bàn tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, việc hay sờ tay lên mặt sẽ khiến vi khuẩn này lây sang da mặt và gây mụn hoặc khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Cách trị mụn bọc ở má tại nhà
Làm sạch da, rửa mặt thường xuyên và đúng cách
- Đối với người bình thường thì nên rửa mặt đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ.
- Nếu thuộc tuýp da nhờn hoặc da dầu thì nên làm sạch da bằng cách rửa mặt với nước sạch, không nên lạm dụng sữa rửa mặt quá nhiều.
Cấp ẩm cấp nước cho da
- Uống đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày chỉ cần uống khoảng 2 lít nước (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo thể trạng mỗi người) là đã giúp làn da của bạn được cấp ẩm đầy đủ, hạn chế việc tiết dầu nhờn trên da, từ đó cải thiện tình trạng mụn mọc lên.
- Đắp mặt nạ thường xuyên: Việc đắp mặt nạ trị mụn là một trong những cách dưỡng ẩm, cải thiện mụn bọc ở má rất hiệu quả. Mỗi tuần có thể thực hiện đắp mặt nạ 2 – 3 lần để da được cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và làm việc hấp thụ dưỡng chất.
- Sử dụng các sản phẩm cấp nước: Kem dưỡng ẩm, xịt khoáng, nước cân bằng da,… là những sản phẩm cấp ẩm hiệu quả. Tuy nhiên, nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và phù hợp với để đảm bảo an toàn cho làn da.
Xây dựng thói quen và chế độ sống lành mạnh
- Ăn rau thường xuyên
- Tập thể dục mỗi ngày. Nếu hạn chế về mặt thời gian hay điều kiện sức khỏe, có thể thay thế bằng cách ngồi thiền, yoga, đi bộ nhiều…
- Ngủ sớm, thói quen sinh hoạt điều độ, đúng giờ
- Hạn chế dùng tay sờ lên mụn cũng như nặn mụn, thói quen này có thể làm tình trạng mụn bọc ở má trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở má từ bên trong. Chúng ta cần xây dựng và duy trì những thói quen tốt không chỉ để bảo vệ làn da mà còn bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Xem thêm: Bật mí 5 cách trị mụn cho da nhạy cảm tại nhà đơn giản