Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của con người.
1. Nguyên nhân gây thiếu sắt
Theo những nghiên cứu gần đây của Viện dinh dưỡng quốc gia, nước ta có khoảng 29% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng, 29% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, và có đến 58% trẻ em từ 13-24 tháng tuổi thiếu máu. Thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối của quá trình thiếu sắt kéo dài. Trên thực tế, số người thiếu sắt chưa bộc lộ thiếu máu cao hơn nhiều.
Các nguyên nhân gây thiếu máu gồm có:
- Việc ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu sắt. Sắt cũng là một thành phần khó hấp thụ trong cơ thể. Trong những năm trở lại đây, các nhà khoa học cho biết, những người béo phì cũng có thể bị thiếu sắt nguyên nhân là do bệnh nhân ăn uống kiêng khem khi thực hiện chế độ giảm cân.
- Mất máu: Người bệnh sẽ bị mất sắt khi mất máu, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ ngày càng nghiêm trọng, lượng sắt dự trữ không đủ để bù đắp.
- Ở phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt kéo dài, mất nhiều máu, u xơ, chảy máu tử cung là nguyên nhân làm mất một lượng sắt nhất định.
- Chảy máu trong cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu sắt, đây là dạng mất máu khó phát hiện và diễn biến từ từ. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu trong, như là: chảy máu do lở loét, ung thư ruột kết, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau, aspirin, những loại thuốc kháng viêm, chảy máu đường tiết niệu.
- Mất máu do phẫu thuật hoặc do vết thương nặng.
- Khả năng hấp thụ sắt thấp: Có nhiều trường hợp bệnh nhân khó hấp thụ sắt mặc dù vẫn thu nạp đủ lượng sắt từ thực phẩm vào trong cơ thể. Nguyên nhân là bởi người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan tới đường ruột….
2. Thiếu sắt gây bệnh gì?
Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp. Cụ thể các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng thiếu sắt gồm có:
2.1. Tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và dễ nhận thấy khi bị thiếu máu do thiếu sắt. Hemoglobin là thành phần chứa nhiều sắt, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô, việc thiếu hụt hemoglobin tức là lượng sắt không hấp thụ đủ đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy đến các mô bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… và hệ quả của nó là làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch.
2.2 Rụng tóc, bong móng
Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, điều này khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ bị rụng. Theo các nhà khoa học giải thích thì trong sắt có chứa chất khoáng chiếm một lượng lớn trong máu. Việc tạo ra hemoglobin và myoglobin là chức năng quan trọng nhất của sắt, trong máu thiếu sắt thì phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chân tóc sẽ yếu và dễ dàng bị tổn thương do thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tóc bị rụng.
Cách tốt nhất để cân bằng lượng sắt trong máu là cải thiện chế độ ăn, thực phẩm giàu sắt và chứa các thành phần làm tăng khả năng hấp thụ sắt.
2.3 Giảm trí nhớ và trí thông minh
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy và trí thông minh ở con người. Phụ nữ mang thai và trẻ em là hai đối tượng dễ bị tác động nhất khi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, hiện tượng thiếu sắt cũng thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
2.4 Hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm
Đây là thực trạng khá phổ biến, đang diễn ra tại các nước kém phát triển. Trẻ em ở những quốc gia này có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu sắt dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
Để lý giải cho hiện tượng này, các bác sĩ đã giải thích rằng: việc thiếu sắt làm giảm quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu- tế bào T- Lymphocytes. Tế bào này có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Hệ miễn dịch bị suy giảm là điều hiển nhiên có thể xảy ra khi mà hàng rào bảo vệ cơ thể bị giảm.
Theo các kết quả điều tra trên thế giới đã chỉ ra rằng, những người mắc chứng thiếu máu sẽ có tỷ lệ vô sinh cao hơn bình thường. Phụ nữ trong thời gian mang thai nếu bị thiếu máu còn có tỷ lệ bị sảy thai rất cao.
2.5 Các hoạt động của cơ thể bị trì trệ
Tất cả mọi hoạt động của cơ thể không thể diễn ra bình thường nếu thiếu dinh dưỡng. Tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn các chức năng hoạt động trong cơ thể. Các quá trình hoạt động của cơ thể cũng vì thế bị hạn chế đi rất nhiều.
3. Các cách phòng chống tình trạng thiếu sắt
- Bổ sung sắt bằng việc đa dạng hóa bữa ăn: đây là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt của người dân.
- Bổ sung sắt bằng các loại viên sắt.
- Ngoài ra cần phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét và cần vệ sinh môi trường.
- Cần tăng cường sắt vào thực phẩm: đây là giải pháp chiến lược có hiệu quả và an toàn cao. Sắt sẽ được tăng cường vào các loại thực phẩm như bánh quy, bánh dinh dưỡng, nước mắm, bột dinh dưỡng,…
Như vậy ngoài bệnh thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như gây ra tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, bong móng, suy giảm trí nhớ, trí thông minh, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai. Chính vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống tình trạng thiếu sắt. Siêu Thị Y Tế đã tổng hợp thuốc bổ máu tốt nhất được dược sĩ khuyên dùng đang được ưu chuộng hiện nay hoặc bạn có thể đến hệ thống để được tư vấn tận tình.