Một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm hay viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng có thể là do thực phẩm mà chúng ta ăn uống mỗi ngày. Bệnh nhân cần lưu ý tìm ra loại thực phẩm gây dị ứng cho bản thân và tránh dùng chúng để giúp bệnh chuyển biến tốt hơn. Mặc dù những thực phẩm dưới đây không đúng hoàn toàn với tất cả những người mắc bệnh chàm. Tuy nhiên, bài viết sẽ đưa ra gợi ý đáp án cho câu hỏi “Bệnh chàm da kiêng ăn gì?”
Những thực phẩm người bệnh chàm da không nên ăn
Thực phẩm nhiều đường và muối
Ở giai đoạn cấp tính, mới phát bệnh và có thể chữa khỏi, người bệnh nên giảm đường và muối trong khẩu phần ăn. Lượng đường và muối cao trong máu sẽ dễ khiến da mẫn cảm, kích ứng phát bệnh nặng thêm. Ăn quá mặn hay quá ngọt sẽ ảnh hưởng tệ đến quá trình điều trị chàm da.
Những thức ăn ngọt mà bệnh nhân chàm da cần tránh như: mật ong, kẹo, sữa, chocolate, đường tinh, bánh kem, … Ngoài các đồ ngọt thì thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng hoặc thức ăn nhanh cũng không phải là lựa chọn đúng đắn cho người bệnh chàm da.
Hải sản
Ngoài hạn chế ăn mặn, người bệnh chàm còn cần tránh ăn hải sản như: tôm, cua, cá biển, mực, bạch tuộc,… vì những thực phẩm này sẽ khiến những triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn, các vết chàm trên da cũng sẽ lan rộng hơn.
Thực phẩm nhiều đạm
Những thực phẩm có nhiều đạm như thịt bò, thịt gà, lạp xưởng, trứng, phomai, … đều là những thứ mà người bệnh chàm da nên kiêng ăn. Bổ sung chất đạm quá nhiều cũng khiến bệnh trở nặng hơn, có thể dẫn đến mãn tính.
Các loại họ đậu
Đầu nành, đậu phộng, lúa mì, ngô,… cũng là thực phẩm gây nguy cơ bệnh chàm khó chữa hơn nhiều.
Các thực phẩm có chất kích thích
Những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, … hay đồ cay nóng như ớt, tiêu, … không chỉ gây hại dạ dày, mà còn là thứ người bệnh chàm da nên tránh. Bởi chúng có thể làm quá trình diễn biến căn bệnh nhanh hơn, khó chữa hơn.
Những thực phẩm ở trên đã trả lời được câu hỏi bệnh chàm kiêng ăn gì. Tuy nhiên, thực phẩm không hẳn là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm, chúng chỉ làm bệnh trở nặng thêm. Tùy thể trạng và cơ địa mỗi người mà những thức ăn người bệnh cần tránh sẽ khác nhau. Thông thường biểu hiện dị ứng xảy ra sau khoảng 2h từ lúc dùng thức ăn, với biểu hiện phát ban đỏ và ngứa tăng dần, tuy nhiên cũng có khi tình trạng này xảy ra muộn hơn trong vòng 1 ngày.
Người bệnh chàm da nên ăn gì?
Dầu cá
Dầu cá chứa nhiều axit béo omega 3, cải thiện những triệu chứng viêm. Mỗi ngày bạn có thể bổ dung dầu cá dưới dạng viên nang. Dầu cá nên được uống vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Những người bị trầm cảm, rối loạn tiêu hóa thì không nên uống quá nhiều dầu cá.
- Xem thêm: Một số loại thuốc trị bệnh chàm hiệu quả
Vitamin A
Vitamin A có nhiều trong đu đủ, cà rốt, xoài, …. giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của của thể, tăng sức đề kháng và những tế bào lympho, điều hòa quá trình viêm của bệnh chàm.
Vitamin E
Vitamin E không chỉ là chất chống oxy hóa bảo vệ và dưỡng ẩm da rất tốt. Mà đây còn là thành phần quan trọng trong kem bôi da giúp giảm ngứa và phát ban đỏ của bệnh chàm. Người bệnh chàm có thể bổ sung bằng việc uống viên nang hàng ngày hoặc ăn những thực phẩm như giá đỗ, hạt hướng dương, …
Vitamin C
Vitamin C là chất giúp giảm đi những triệu chứng dị ứng của bệnh chàm tốt nhất. Chúng ta có thể tìm thấy vitamin C từ bưởi, cam, chanh, quýt,…
Vitamin B
Rau xanh và củ quả sẫm màu (rau chân vịt, súp lơ, rau cải,…) khá là tốt cho sức khỏe chúng ta. Chúng không chỉ bổ sung chất xơ, tốt cho tiêu hóa, giúp duy trì sức khỏe sắc đẹp của da, móng, tóc mà còn còn ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh chàm khá tốt.
Ngoài ra, người bệnh chàm cần chú ý bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho làn da, tránh tình trạng da bị khô khiến dễ ngứa và rạn nứt khi bị chàm.
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi bệnh chàm da kiêng ăn gì và nên ăn gì. Chúc những bạn bị bệnh chàm nhanh chóng khỏi bệnh nhé.