Bệnh đục thuỷ tinh thể là tình trạng khá phổ biến ở những người có lứa tuổi trên 50, nhưng cũng có một số xảy ra ở giới trẻ. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng quan sát của mắt và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa phổ biến tại Việt Nam.
Vậy, bệnh đục thuỷ tinh thể là gì? Có những liệu pháp nào phòng tránh? Hãy cùng theo dõi qua bài viết này nhé!
Bệnh đục thuỷ tinh thể là gì?
- Thủy tinh thể có hình dáng một thấu kính trong suốt với hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn gọi là lòng đen).
- Thuỷ tinh thể có chức năng chính là điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ ngay tại võng mạc giúp khả năng quan sát được tốt.
- Thủy tinh thể không có chứa mạch máu và các dây thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.
Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể là gì?
- Có đến 80% người trên 50 tuổi mắc bệnh với nguyên nhân chủ yếu là do lão hoá.
- Còn ở người trẻ thì bệnh thường là do yếu tố bẩm sinh hoặc do chấn thương hoặc đục thủy tinh thể thứ phát sau bệnh Glôcôm hay viêm màng bồ đào. Các yếu tố dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh như do hút thuốc lá, tiếp xúc dưới tia cực tím kéo dài, dùng các loại thuốc steroid trong thời gian dài, hoặc bị tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, hoặc do lịch sử gia đình đục thủy tinh thể.
Các dấu hiệu đục thuỷ tinh thể thường gặp
- Giai đoạn đầu của bệnh đục thuỷ tinh thể thường không gây đau đớn, bệnh diễn biến âm thầm mà không có các dấu hiệu nào rõ rệt.
- Khi bệnh tình phát triển hơn, người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu sau:
- Mắt bị nhòe, có màn sương trắng che phủ trước mắt.
- Nhìn một vật biến thành hai hoặc ba hình ảnh khác.
- Bị nhạy cảm với ánh sáng, lóe sáng, quáng gà, nhìn không rõ trong nắng.
- Khả năng quan sát bị mờ, khó nhìn, hay bị mỏi mắt khi tập trung điều tiết.
- Bị hiện tượng “ruồi bay”, thấy các vết đen, đốm đen hiện ở trước mắt.
Phân loại bệnh đục thủy tinh thể
- Các dạng bệnh đục thuỷ tinh thể thường gặp như:
Phòng ngừa đục thủy tinh thể như thế nào hiệu quả
- Bệnh đục thuỷ tinh thể có thể phòng ngừa hiệu quả một khi đã xác định được các nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh. Bạn cần thực hiện kiên trì theo các nguyên tắc:
- Thường xuyên khám mắt theo định kỳ, có thể 3 hoặc 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện được các dấu hiệu sớm của bệnh.
- Nếu bạn bị đái tháo đường cần ăn kiêng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời điều trị sớm các bệnh liên quan đến mắt như Glocom, viêm màng bồ đào.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn các thực phẩm giàu vitamin C, B và A có nhiều trong rau củ quả, trái cây như: cà chua, cà rốt, cam, quýt, bưởi, các loại hạt, bông cải xanh, súp lơ, rau chân vịt,…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích, hoặc ăn thực phẩm cay nóng gây hại cho sức khỏe đôi mắt.
- Khi ra ngoài trời, bạn nên sử dụng kính râm che chắn, bảo vệ mắt tốt hơn vì tia cực tím tăng nguy cơ mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cao hơn.
- Ngoài ra, bạn cần bổ sung các vi chất thiết yếu cho đôi mắt khỏe mạnh, đặc biệt trong thành phần các loại thuốc bổ mắt cho người già có chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất giúp mắt sáng khỏe, ngăn ngừa các bệnh đục thuỷ tinh thể, hỗ trợ cải thiện thoái hoá điểm vàng, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và giảm nguy cơ mù lòa.
- Nói chung, bệnh đục thuỷ tinh thể có nguy cơ gây mù loà khá cao nếu người bệnh không theo dõi hoặc có các giải pháp phòng ngừa hiệu quả thường xuyên, đồng thời bổ sung các dưỡng chất tăng cường sức khỏe cho đôi mắt và ngăn ngừa được các bệnh lý tiềm ẩn gây nguy hại cho mắt.
Trên là chủ đề về bệnh đục thuỷ tinh thể là gì, hi vọng thông qua bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhằm cải thiện tốt tình trạng sức khỏe đôi mắt cho quý đọc giả.
Chúc bạn luôn có một sức khoẻ mỹ mãn nhất!
Nguồn tham khảo: nhathuocviet.vn
Xem thêm:
Vitamin A có trong thực phẩm nào? Tác dụng của vitamin A đối với cơ thể con người