Chắc hẳn mọi người đều biết đến dầu dừa với công dụng làm thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng như dùng để dưỡng ẩm, làm đẹp. Vậy bạn đã biết đến sự lợi hại của dầu dừa trong việc hỗ trợ chữa bệnh chưa? Sau đây, Cẩm Nang Làm Đẹp xin mách bạn cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa.
Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa có hiệu quả không?
Trong dầu dừa có chứa acid Lauric (44, 51%), acid Myristic (18,9%) , acid Linoleic có tác dụng đặc biệt với da, giữ ẩm tốt chống viêm kháng khuẩn cũng rất hiệu quả. Những acid này còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tự nhiên, chữa lành cấu trúc da bị tổn thương.
Các vitamin và chất dinh dưỡng như acid caprylic và axit capric, Vitamin K và E có trong dầu dừa có khả năng làm dịu da, giảm bớt ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Đồng thời, dầu dừa nguyên chất không chứa chất bảo quản hay hóa chất sẽ rất lành tính với làn da nhạy cảm hay bị tổn thương, không gây nhiễm trùng hay tác dụng phụ, rất thích hợp để chữa bệnh viêm da cơ địa như chàm.
Không giống như nhiều loại thuốc theo toa cho eczema, dầu dừa không chứa bất kỳ hóa chất, chất bảo quản hoặc các thành phần không lành mạnh khác. Khi dầu dừa nguyên chất được sử dụng, nó không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng eczema, mà nó còn giúp chữa lành da và giữ da an toàn không bị nhiễm trùng.
Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa
1. Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa bôi ngoài da
Dầu dừa bôi trực tiếp lên vết chàm không chỉ giảm được triệu chứng ngứa ngáy, ngăn khuẩn phát triển để tránh bội nhiễm, mà còn dưỡng ẩm và làm mềm da sần sùi, da đóng vảy. Trường hợp vết chàm đang trong giai đoạn mụn nước, vỡ mụn lở ra và chưa khô da, tạo lớp da mới thì không nên sử dụng.
Chuẩn bị:
- Dầu dừa nguyên chất (dạng lỏng)
- Nước ấm (đảm bảo là nước sạch, có thể cho thêm chút muối).
- Vải sạch, bông mềm (hoặc bông gòn y tế)
Thực hiện:
- Dùng bông gòn thấm nước ấm, nhẹ nhàng lau sơ vùng da bị chàm hai lần. Với cách làm này, vùng da sẽ loại bỏ được bớt bụi bám trên bề mặt để hấp thụ tinh chất dầu dừa tốt hơn.
- Sau khi vệ sinh vùng da tổn thương xong, tiếp tục sử dụng miếng bông khác thấm dầu dừa nguyên chất, rồi áp lên vùng da chàm. Kết hợp massaage nhẹ nhàng trên da 2 – 3 phút.
- Để nguyên dầu dừa trên da tầm 20 phút để dầu thấm vào da, làm mềm da và kháng khuẩn.
- Cuối cùng là dùng khăn sạch hoặc bông thấm nước ấm lau lại vùng da đã bôi dầu dừa.
Đối với cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa bôi trực tiếp trên da, bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần trong vòng 2 tuần để cải thiện tình trạng da ngứa ngáy, sần sùi bong tróc và bội nhiễm.
Cách làm khác, bạn có thể đông lạnh dầu dừa thành dạng sáp sệt như kem rồi thoa trực tiếp lên da chàm mà không cần bông gòn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn hỗn hợp dầu dừa và dầu oliu cùng vitamin E hoặc bơ để làm mặt nạ đắp cho da mặt nếu vùng da này nhiễm chàm.
2. Chữa bệnh chàm bằng cách dùng dầu dừa để uống hoặc trộn cùng thức ăn
Dùng dầu dừa để uống hay trộn vào cùng thức ăn là phương pháp dưỡng da và tốt cho sức khỏe mà mọi người đã biết từ lâu. Nhưng chắc hẳn nhiều người không hề nghĩ cách này còn có thể chữa được bệnh chàm.
Bạn có thể sử dụng 2 – 5 muỗng dầu dừa nguyên chất pha cùng một ít nước ấm hoặc uống trộng không pha mỗi ngày. Cách làm này sẽ giúp làm sạch ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng hiệu quả từ bên trong.
Bên cạnh đó, dầu dừa còn được sử dụng để trộn salad rau củ, trộn gỏi, chiên xào hoặc trộn vào rau luộc để ăn mỗi ngày. Món ăn vừa thơm hơn, đậm vị hơn lại bổ sung thêm dưỡng chất kháng khuẩn ngăn chàm tái phát.
Dầu dừa là nguyên liệu lành tính và an toàn nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách trị chàm bằng dầu dừa mỗi ngày mà không phải lo lắng về tác dụng phụ của nó đối với làn da của mình.
Xem thêm: