Chàm da không chỉ gây ra ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm mất vẻ thẩm mỹ cho ngoại hình của bạn. Từ lâu đã có nhiều phương pháp chữa chàm da được truyền tai nhau. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách chữa bệnh chàm theo dân gian tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
1. Cách chữa bệnh chàm bằng lá trà xanh
Chất Catechin có nhiều trong trà xanh tiêu diệt các loại vi khuẩn, loại bỏ độc tố cho làn da, rất hiệu quả khi dùng để chữa bệnh chàm. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong trà xanh như: vitamin E, C, canxi, magie… giúp nuôi dưỡng da, hạn chế vết thâm sẹo do chàm để lại.
Có hai cách để chữa chàm da bằng trà xanh: dùng để uống và dùng để thoa.
Bạn rửa thật sạch lá trà xanh, chọn lá không quá già, hãm với nước sôi hoặc nấu cùng nước sôi để làm nước trà uống mỗi ngày. Uống trà xanh có thể thanh lọc, giải độc cho cơ thể từ bên trong.
Đối với các vết chàm gây ngứa ngáy, các bạn dùng lá trà xanh đã rửa sạch, giã nát và lấy nước thoa trực tiếp lên vết chàm. Mọi người cũng có thể nấu nước trà xanh để xông hơi hoặc tắm trị chàm.
2. Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Lá ổi chứa các chất beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng để điều trị các bệnh ngoài da như nổi mụn, thâm, u nhọt, chàm, … Lá ổi sẽ làm giảm các vết sưng tấy, giảm đau nhứt, dịu những cơn rát và ngứa, diệt khuẩn ngăn bệnh tái phát.
Có 2 cách chữa chàm da bằng lá ổi mà bạn nên áp dụng: nấu nước lá ổi để tắm rửa và giã lá ổi đắp trực tiếp lên vết chàm.
Với cách 1, mọi người chuẩn bị 20-30 lá ổi cỡ trung, không sâu rầy, không chọn lá non. Đầu tiên là rửa sạch lá ổi bằng muối hột, chà rửa để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt lá. Bạn cho lá ổi đã rửa sạch vào nồi nước, đun sôi 10 phút rồi đổ ra chậu, đợi nước trong chậu còn âm ấm, ngâm vùng da chàm vào nước lá ổi khoảng 20 phút hoặc dùng nước để tắm.
Ở cách 2, bạn chuẩn bị 10-15 lá ổi tươi, không sâu rầy và đừng quá già. Sau khi rửa sạch lá ổi bằng muối hột, bạn cho lá ổi vào cối, giã nhuyễn cùng vài hạt muối nhằm tăng tính sát khuẩn. Đắp phần lá ổi giã nhuyễn lên vùng da bị chàm, giữ trong vòng 20 phút. Sau khi đắp, rửa vùng da ấy bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng. Thực hiện đắp lá ổi mỗi tuần 2-3 lần để làm giảm đau rát, mềm vết da sần và ngăn chàm tái phát.
3. Cách chữa bệnh chàm bằng lá sim
Lá sim có tác dụng làm lành vết thương và khử trùng khá tốt, sẽ giúp bệnh nhân giảm đi những cơn ngứa do bệnh chàm gây nên. Rất nhiều người sử dụng lá sim như là một cách chữa bệnh chàm theo dân gian.
Bạn có thể dùng lá sim để nấu nước tắm giống như lá trà xanh hay lá ổi. Hoặc thực hiện như sau:
- Rửa sạch 200gr lá sim, chọn lá không sâu rầy, không quá già hay úng vàng
- Đun sôi lá sim cùng với nước, vặn lửa nhỏ cho đến khi nước đặc sánh lại thành cao lỏng.
- Để nguội, chắt nước, cho vào lọ thủy tinh, cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
- Mỗi ngày, sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn dùng nước lá sim thoa lên vùng da chàm.
- Khi thoa kết hợp massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
4. Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa hàm lượng tinh dầu khá cao, bao gồm các chất chống oxy hóa, các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại và các tế bào nấm. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.
Cũng giống như lá ổi, bạn có thể rửa sạch lá trầu không rồi vò nát hoặc giã nhuyễn thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm, để yên trong 20 phút rồi rửa bằng nước sạch. Sử dụng lá trầu không để nấu nước tắm hoặc xông hơi cũng là cách hiệu quả để chữa bệnh chàm. Lưu ý là cần chọn lá trầu không còn tươi, không quá già và không bị rầy, nấm.
5. Cách chữa bệnh chàm bằng rau sam
Các nghiên cứu cho thấy trong rau sam có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, acid folic, cholin… khả năng thanh lọc cơ thể khá hiệu quả. Đặc biệt, rau sam có khả năng làm dịu những cơn ngứa, rát do chàm gây ra. Do đó, bạn có thể giã nhuyễn rau sam lấy nước rồi thoa trực tiếp lên vết chàm.
Đồng thời, bạn cũng nên sắc rau sam cùng với nước thành nước sền sệt rồi thoa lên vùng da bị chàm. Rau sam còn dùng để nấu canh, luộc chấm mắm hoặc xào, ăn vào thanh nhiệt, giải độc. Đó cũng là một cách chữa bệnh chàm theo dân gian.
Lưu ý khi ngâm hoặc tắm các loại nước lá để chữa bệnh chàm, các bạn có thể dùng phần bã của lá để chà xát nhẹ lên vết chàm. Sau khi tắm hoặc ngâm xong, có thể dùng tinh dầu tự nhiên như dầu ô liu để dưỡng da, giữ ẩm, ngăn da khô, bong tróc. Thực hiện việc tắm nước lá mỗi ngày 1 lần trong vòng 1-2 tháng để làm sạch da, giảm ngứa, giảm viêm và ngăn ngừa chàm bị bội nhiễm. Đồng thời các bạn cũng nên kết hợp thoa thuốc trị bệnh chàm phù hợp.
Xem thêm: Bệnh chàm có lây không?