Ông bà ta thường nói: nhất dáng nhì da, nhất da nhì dáng. Làn da là một bộ phận “phủ sóng” toàn bộ cơ thể chúng ta, từ da mặt, da đầu, da tay, da lưng, da chân,… Có nhiều vùng da sẽ bị che phủ bởi trang phục nhưng cũng có những khoảng da phải lộ ra bên ngoài. Nếu da bị tổn thương,không chỉ gây ra sự khó chịu, đau đớn mà đôi khi còn mất thẩm mỹ. Trong các vấn đề về da, được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là bệnh chàm. Vậy chàm là gì, nguyên nhân gây bệnh chàm là như thế nào? Hãy cùng Cẩm Nang Làm Đẹp tìm hiểu bạn nhé!
Bệnh chàm là gì?
Định nghĩa bệnh chàm
Chàm là thuật ngữ tiếng Việt của bệnh eczema, bao gồm các loại viêm da dị ứng, gây đỏ da, sưng và ngứa. Các mảng chàm được tìm thấy ở mu bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, sau gáy, mi mắt, bên trong nếp gấp khuỷu tay và đầu gối, lưng và cả mặt. Không chỉ gây ngứa rát mà đôi khi chàm còn tạo thành vết loét rất mất thẩm mỹ. Đôi khi chàm còn khiến người bệnh lên cơn sốt, mất ngủ rất nguy hại đến sức khỏe.
Cả người lớn lẫn trẻ em và trẻ sơ sinh đều có nguy cơ bị mắc bệnh chàm. Ở trẻ sơ sinh, chàm thường xuất hiện ở mặt và da đầu. Với một số người, bệnh khởi phát trước 5 tuổi và kéo dài đến khi trưởng thành. Đây là căn bệnh mạn tính, có thể hết bệnh một thời gian rồi tái phát trở lại, khó hoặc không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các loại bệnh chàm
Chàm dị ứng tiếp xúc
Nổi ban ngứa đỏ ở vùng tiếp xúc, thường là vùng hở do tiếp xúc axit, bụi bẩn. Có khi in rõ hình vật tiếp xúc (hình quai dép, dây đồng hồ, kính đeo mắt…). Da đỏ xung huyết, sau đó xuất hiện mụn nước, có thể khô lại dày cộm có vảy. Nếu dừng tiếp xúc với vật hoặc chất gây dị ứng thì bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại thì bệnh lại tái phát.
Viêm da cơ địa
Ở trẻ sơ sinh thường thấy khởi phát ở mặt trán, hai bên thái dương, tạo thành hình móng ngựa hoặc cánh bướm. Các dát đỏ nổi nhiều, chi chít mụn nước, chảy dịch, có mủ và đóng vảy rất ngứa.
Người lớn hay bị những đảm mảng mụn nước, tiết dịch hoặc đóng vảy tiết hoặc lichen hoá (viêm da thần kinh). Các mảng da có vảy trên đầu, chân, cổ tay, cánh tay gây ra do ngứa cục bộ (như vết cắn của côn trùng).
Chàm thể đồng tiền
Các đám da nhiễm bệnh mang hình tròn như đồng tiền hoặc hình oval. Ban đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, sau đó đóng vảy, lan rộng và rất ngứa. Thường thể đồng tiền hay khu trú ở cẳng chân, tay, mu bàn chân tay, …
Chàm tiết bã
Thường gặp nhất ở đầu, lông mày, quanh mắt, nếp mũi, sau tai. Da có màu hơi vàng, dầu, các mảng da đỏ đóng vảy, vảy mỡ, đôi khi nổi sẩn trên bề mặt.
Bệnh tổ đỉa
Vùng da lòng bàn tay và lòng bàn chân bị kích ứng và có các mụn nước sâu gây ngứa, bỏng rát.
Viêm da ứ đọng
Da ở vùng dưới đầu gối bị kích ứng, thường là do bất thường trong lưu thông máu.
Các dấu hiệu của bệnh chàm
Giai đoạn 1: Da xuất hiện đám đỏ, các mảng ban đỏ, ranh giới không rõ rõ và dần dính vào nhau. Ban đỏ này hơi nề, ngứa rần rần khiến bạn bắt buộc phải gãi.
Giai đoạn 2: Bắt đầu hình thành những hạt sần nhỏ màu trắng bạc, lấm tấm và trở thành mụn nước.Theo thời gian các mụn nước sẽ mọc chi chít, sau đó lan rộng dày đặc. Mụn nước nhỏ cỡ đầu bút, tự vỡ hoặc do tác động vào, gây chảy dịch vàng nhạt.
Giai đoạn 3: Mụn nước bị vỡ, để lại nhiều vết da bong, dễ bị bội nhiễm, sưng phù lên chứa mủ, xung huyết. Sau đó, dịch nhày và huyết tương đóng khô, da đóng vảy thành từng mảng, bong ra, lên da non nhẵn bóng.
Giai đoạn 4: Da non có lớp cộm ở dưới da (tiềm ẩn những mầm bệnh mới), sẫm màu hơn và có thể tái phát lại. Càng ngày phần da nơi bị nhiễm chàm sẽ sần sùi, dày lên hình thành hằn cổ trâu, ngứa dai dẳng không dứt.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân nội sinh
Di truyền
Mặc dù chàm không lây từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc hay chung sống, nhưng lại có thể di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm thì nguy cơ bạn mắc bệnh cao gấp 2 lần người bình thường.
Bệnh lý
Nguyên nhân bệnh chàm có thể do các bệnh lý về nhiễm trùng da, viêm đại tràng, bệnh thận, xơ gan… làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan, thận nên cũng là tác nhân gây bệnh. Hoặc lúc nhỏ mắc những bệnh như sốt mùa hè, hen suyễn, viêm mũi dị ứng … cũng có khả năng gây bệnh chàm.
Cơ địa
Những biến đổi trong quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
Nguyên nhân ngoại sinh
- Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất: do người bệnh chàm tiếp xúc thường xuyên với lưu huỳnh, thủy ngân, sulfamid, chlorocid, penicillin,…
- Các sản phẩm vi sinh: vi khuẩn, nấm…
- Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ xát do gãi nhiều…
- Dị ứng với một số vật dụng hàng ngày: quần áo, khăn, làm từ vải len hoặc sợi nhân tạo.
- Tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa không phù hợp.
- Một số loại nước hoa và mỹ phẩm trang điểm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nên bệnh chàm.
- Dị ứng thực phẩm: thường gặp là dị ứng trứng, sữa, đậu phộng, cá, sản phẩm đậu nành và lúa mì…
- Động vật và thực vật: lông chó mèo, mối mọt, phấn hoa…
- Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều mạt bụi.
Làm gì khi mắc bệnh chàm?
Có nhiều người khi mắc bệnh chàm thường áp dụng những bài thuốc dân gian như: cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi, lá sim, lá chanh hay sử dụng 1 số loại thuốc trị bệnh chàm. Có thể những bài thuốc này sẽ đem lại hiệu quả. Nhưng tốt nhất các bạn vẫn nên đến khám tại những bệnh viện uy tín và điều trị theo liệu pháp cũng như toa thuốc của bác sĩ.
Thời gian gần đây, các chuyên gia có nghiên cứu và chỉ ra rằng, mật ong Manuka có tác dụng kỳ diệu trong việc chữa khỏi bệnh chàm. Nếu như vào các bệnh viện da liễu thì các bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc có thành phần chứa mật ong Manuka 18+ trở lên. Đây cũng là thông tin hữu ích mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.
Hi vọng các bạn không mắc phải bệnh chàm, nhưng nếu xui xẻo bị bệnh thì hãy thật sáng suốt khi đi tìm phương pháp chữa bệnh nhé!
Xem thêm: